Tăng tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

09:57, 20/12/2023

BHG - Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh là nhu cầu cơ bản, thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân để bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống. Những năm qua, tỉnh luôn quan tâm đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt, đưa nước sạch về vùng nông thôn, đặc biệt là các xã vùng sâu, thường xuyên bị thiếu nước. Đến hết năm 2023, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93%, tăng 1,2% so với năm 2022.

Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả (Chương trình) do Ngân hàng Thế giới tài trợ là một trong những chương trình nước sạch mang lại hiệu quả rõ nét nhất. Được triển khai trên địa bàn tỉnh từ năm 2016, đến nay, Chương trình đã đầu tư xây dựng 45 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, hoàn thành trên 11.310 đấu nối đến các hộ dân. Riêng trong năm 2023, Chương trình thực hiện nghiệm thu bàn giao, đưa vào sử dụng 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Khuôn Lùng và Nà Chì (Xín Mần); lập hồ sơ quyết toán 5 công trình cấp nước sinh hoạt tại các huyện Quang Bình, Quản Bạ, Vị Xuyên; rà soát, phân loại các công trình cấp nước sinh hoạt có nhu cầu sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng để có phương án sửa chữa, quản lý, khai thác hiệu quả.

Người dân thôn Mịch A, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.
Người dân thôn Mịch A, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) sử dụng nước hợp vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày.

Cùng với Chương trình, tỉnh lồng ghép các nguồn lực đầu tư các công trình cấp nước sinh hoạt từ các chương trình, dự án khác như: 3 Chương trình mục tiêu Quốc gia, Chương trình 135, 30a, nguồn vốn tài trợ, hợp tác quốc tế, nguồn vốn ODA, huy động xã hội hóa. Hiện nay, toàn tỉnh có 877 công trình cấp nước nông thôn, trong đó, 753 công trình cấp nước nông thôn tập trung, 124 công trình hồ chứa nước sinh hoạt.

Tại huyện Vị Xuyên, một trong những địa phương có tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh cao của tỉnh, đạt 98,5%, huyện phối hợp với các ngành đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho người dân, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống con người và phát triển KT - XH; xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước sau đầu tư; chú trọng sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sạch tập trung đã có. Chị Thượng Thị Nhất, thôn Mịch A, xã Thuận Hòa (Vị Xuyên) chia sẻ: “Gia đình tôi sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình cấp nước sinh hoạt thôn Mịch A, Mịch B, xã Thuận Hòa đã hơn 2 năm, nước qua xử lý của hệ thống máy lọc đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế, được đấu nối trụ vòi đến tận hộ dân nên rất thuận lợi và yên tâm để sử dụng”.

Năm 2024, với mục tiêu nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,8%, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh tiếp tục đầu tư, xây dựng một số công trình nước sạch thuộc Chương trình MTQG Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình Mở rộng quy mô Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn; tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới; bố trí nguồn vốn thanh toán các công trình đã hoàn thành; thực hiện thí điểm mô hình ứng dụng công nghệ tự động hóa cấp nước cho công trình cấp nước sinh hoạt thôn Tà Vải, Bản Tùy, Đoàn Kết xã Ngọc Đường (thành phố Hà Giang); hỗ trợ phát triển các mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn (tại các xã Hữu Sản, Việt Hồng (Bắc Quang) và xã Phương Độ (thành phố Hà Giang); thực hiện hạng mục cấp nước sạch, trữ nước ngọt tại các vùng khó khăn về nguồn nước; sửa chữa, cải tạo, bảo dưỡng, mở rộng, nâng cấp công nghệ xử lý nước tại các công trình cấp nước tập trung đã có; tăng cường quản lý, vận hành công trình sau đầu tư đảm bảo hoạt động bền vững; cập nhật bộ chỉ số theo dõi đánh giá nước sạch.

Bài, ảnh: AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đối thoại trực tuyến giữa học sinh 2 vùng Công viên địa chất toàn cầu

BHG - Chiều 19.12, tại huyện Mèo Vạc, Ban quản lý Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn phối hợp với Trường PTDTBT TH&THCS Pải Lủng tổ chức kết nối trực tuyến giữa học sinh vùng CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Việt Nam) và học sinh vùng CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Mine Akiyoshidai (Nhật Bản). Dự chương trình có đại diện Ban quản lý CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Mine Akiyoshidai, Nhật Bản; cán bộ, giáo viên, học sinh trường PTDTBT TH&THCS Pải Lủng; học sinh trường Trung học Mine Seiryo, Nhật Bản.

20/12/2023
Từ khi thành lập Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sỹ, đã quy tập được 129 hài cốt Liệt sỹ và 1 mộ tập thể

BHG - Theo thông tin từ Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sỹ (HCLS), Bộ CHQS tỉnh, từ khi thành lập Đội đến nay (năm 2018), Đội đã tìm kiếm, quy tập được 129 HCLS và 1 mộ tập thể (điểm cao 685), riêng năm 2023 Đội đã tiếp nhận được 25 thông tin về Liệt sỹ, mộ Liệt sỹ và đã tìm kiếm, quy tập được 12 HCLS với trên 8.600 ngày công.

20/12/2023
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thực hiện tốt chế độ Bảo hiểm thất nghiệp

BHG - Nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động (NLĐ) bị mất việc làm, nghỉ việc và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp giải quyết chế độ cho NLĐ. Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - TBXH đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ thực hiện tốt chế độ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

19/12/2023
Tổng kết công tác bảo tồn Voọc mũi hếch và các loài thực vật nguy cấp dựa vào cộng đồng

BHG - Sáng 19.12, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã (FFI) tại Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn Voọc mũi hếch và các loài thực vật nguy cấp dựa vào cộng đồng, nhằm đánh giá kết quả năm 2023 và đưa ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Tới dự có đại diện các sở, ngành và lãnh đạo các xã thuộc vùng dự án…

19/12/2023