Phải làm tốt công tác phóng viên ở cơ sở

16:18, 18/06/2008

(HGĐT)- Nhớ ngày mới vào nghề, khi xuống cơ sở hoặc đến các cơ quan thu thập thông tin, làm rõ chủ đề của vấn đề cần thông tin, trong quá trình làm việc do công tác phóng viên còn nhiều bỡ ngỡ, kiến thức chuyên môn về đề tài tìm hiểu bị hạn chế, nên tôi thường thụ động ít có câu hỏi làm rõ thông tin.


 

Các nhà báo tác nghiệp. Ảnh: Đức Quý


Thông thường sau khi đặt câu hỏi chủ đề cần tìm hiểu, tôi luôn bị cuốn vào việc ghi chép những thông tin do đối tượng tác nghiệp của mình cung cấp, còn lượng thông tin cung cấp đến đâu phụ thuộc vào sự am hiểu vấn đề của đối tượng. Chính vì vậy, dù ghi chép rất đầy đủ những thông tin do cán bộ lãnh đạo có thẩm quyền của cơ quan chức năng hoặc cơ sở cung cấp, khi về viết tin, bài mới thấy thiếu thông tin. Nhiều vấn đề đáng lẽ cần phải nắm bắt chi tiết hơn thì không có, chính vì vậy bài báo viết thường không sâu. Rất may, sau vài lần được đi công tác cùng các bậc đàn anh tôi đã học hỏi được ít nhiều phong cách làm việc của các anh, mà tôi cho là hiệu quả. Điều đầu tiên của phóng viên khi tác nghiệp tại cơ sở là phải làm sao tạo được bầu không khí vui vẻ trước khi làm việc. Nhờ tạo được bầu không khívui vẻ, nên cơ bản đã tạo được sự thiện chí hợp tác của đối tượng phóng viên tác nghiệp, công việc nhờ đó cũng được giải quyết thuận lợi và trôi chảy hơn, hiển nhiên chất lượng bài viết sau này cũng tốt hơn.


Giờ đây, sau gần 20 năm gắn bó với nghề, tôi xác định để có được những bài báo có chất lượng thì phóng viên phải cơ bản làm tốt công tác phóng viên ở sở sở. Muốn thế, phóng viên khi đi cơ sở phải hỏi nhiều, ghi chép đầy đủ những thông tin cơ bản, chỉn tru với những số liệu được cung cấp, đặc biệt phải chú trọng làm tốt công tác phóng viên trước khi đi cơ sở. Vì có làm tốt công tác phóng viên trước khi đi cơ sở, thì phóng viên mới có những kiến thức cơ bản về vấn đề mình quan tâm, mới có cơ sở để xác định được đâu là những vấn đề trọng tâm cần tìm hiểu ở cơ sở, nói tóm lại là phải biết nhiều mới hỏi được nhiều mà câu hỏi được hưởng ứng chứ không làm người bị hỏi khó chịu. Thực tiễn đời sốngxã hội đã khẳng định: Con người tư duy như thế nào thì hành động như thế đó. Là phóng viên nếu vốn am hiểu cuộc sống hạn chế, lại không chú trọng đến công tác phóng viên trước khi đi cơ sở, thì chắc chắn sẽ không làm tốt công tác phóng viên ở cơ sở. Dẫn đến tình trạng có phóng viên đi cơ sở chủ yếu để xin báo cáo, về viết bài phụ thuộc hoàn toàn vào báo cáo nên tác phẩm báo chí dù viết đúng chủ đề kế hoạch tuyên truyền nhưng có thể khẳng định ít có tính sáng tạo của phóng viên trong tác phẩm báo chí, nói cách khác tác phẩm đó sáo mòn rỗng tuếch, hiệu quả tuyên truyền kém.


Đức Dũng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sức mạnh của báo chí chính là uy tín
(HGĐT)- Báo chí với chức năng thông tin và đại diện công luận đã đóng vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí và thúc đẩy xã hội phát triển trên tất cả mọi lĩnh vực KT-XH, AN - QP.
18/06/2008
Tâm sự về nghề
(HGĐT)- Con đường đến với nghề báo và làm báo chuyên nghiệp, mỗi người có một cách đi và hoàn cảnh khác nhau. Riêng tôi, đến bây giờ, vẫn còn ngạc nhiên vì không lý giải được làm sao mình lại có thể đến được với nghề báo, được làm báo từ thời trai trẻ, từ thời một anh lính chuyển ngành, cho đến hôm nay.
18/06/2008
Vĩnh Sơn - điểm sáng phong trào xây dựng nông thôn mới
(HGĐT)- 5 năm về trước, tôi đã đến làng Mông Vĩnh Sơn, Vĩnh Phúc (Bắc Quang) để viết ký sự về người Mông xuống núi. Viết về sự đùm bọc, chia sẻ của đồng bào địa phương trong mối đoàn kết, giúp đỡ cộng đồng để ổn định đời sống. Tình người, tình làng xóm 5 năm trở lại vẫn còn nguyên đó.
16/06/2008
Tập trung mọi nguồn lực làm đường giao thông nông thôn
(HGĐT)- Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước bằng nhiều nguồn vốn, như vốn ngân sách Chương trình 134, Chương trình 135, vốn vay nước ngoài...các huyện, thị trong tỉnh đã huy động được nguồn lực địa phương, tập trung đầu tư hệ thống giao thông nông thôn.
16/06/2008