Niềm vui bài báo đầu tiên và nỗi niềm cộng tác viên
(HGĐT)- Tốt nghiệp đại học, tôi may mắn được trở về công tác tại huyện nhà, là người thích tìm hiểu, theo dõi tình hình của địa phương nên tôi rất hay đọc báo.
Báo Hà Giang là tờ báo tôi thường xuyên đón đọc, bởi qua báo đã khái quát khá chi tiết, đầy đủ về tình hình KT-XH và các hoạt động, các sự kiện nổi bật của tỉnh. Không một số báo nào tôi bỏ qua. Địa phương tôi lại cách xa trung tâm thị xã nên các phóng viên ít có điều kiện lên công tác thường xuyên; ở một huyện vùng cao như Mèo Vạc với 16 dân tộc chung sống, có nhiều nét văn hóa độc đáo, nhiều điển hình trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, vượt khó học giỏi... nhưng chưa được phản ánh, tuyên truyền kịp thời. Vậy làm sao để có thể phản ánh, biểu dương rộng rãi những gương người tốt trong cộng đồng để mọi người học tập? Viết bài để đăng báo Hà Giang là cách tuyên truyền hiệu quả, nhưng tôi chưa biết phải viết như thế nào.
Đã nhiều lần tôi viết nhưng không dám gửi bài vì không tự tin ở bài viết của mình. Nhưng suy nghĩ và nỗi băn khoăn trên thôi thúc, tôi quyết định gửi bài “Thư viện huyện Mèo Vạc làm tốt công tác tuyên truyền” mà đã viết từ trước đó rất lâu. Mặc dù đã gửi bài nhưng tôi không hy vọng bài viết được đăng vì đó là lần đầu tiên viết bài gửi đăng báo. Nhưng thật bất ngờ, hai ngày sau tôi nhận được điện thoại của chú Nguyễn Trần Bé, Trưởng phòng Bạn đọc, người mà tôi chỉ được biết qua những bài viết đăng trên báo Hà Giang và qua các tác phẩm văn học: Đá núi (Nxb VHDT, năm 2002), Những đứa con của rừng (Nxb Kim Đồng, năm 1997)... trực tiếp động viên, khuyếnkhích. Tôi còn nhớ rất rõ lời chú hỏi: “Cháu có phải là Trần Thạch Hằng không? Tại sao con trai lại tên là Hằng nhỉ? Thạch Hằng tên đẹp đấy, bài của cháu sẽ đăng ở số báo sau”. Tôi chẳng biết nói gì nên cứ ấp úng không thành câu, nắm bắt đúng tâm trạng của người lần đầu tiên viết bài nên chú động viên: “Cháu cố gắng lên nhé”. Tôi hồi hộp chờ đợi để đón nhận số báo ra ngày hôm sau để tận mắt thấy bài viết của mình được đăng trên báo khi đó tôi mới thật sự tin. Cuối cùng thì niềm vui cũng đến, đó vào buổi sáng thứ Năm, ngày 22.12.2005, tôi vui sướng cầm trên tay số báo có đăng bài của mình. Cả buổi sáng hôm đó tôi chỉ làm đúng một việc là đọc đi đọc lại bài viết đó, đến nỗi tôi có thể thuộc lòng từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy. Tôi đã mang tờ báo có đăng bài viết của mình đi khoe khắp cơ quan, để mọi người cùng chia sẻ niềm vui mà đối với tôi nó có ý nghĩa rất lớn. Cũng từ ngày hôm đó tôi ước mơ mình sẽ trở thành cộng tác viên của Báo Hà Giang.
Đến bây giờ tôi đã có nhiều bài báo, nhiều tin được đăng trên báo phản ánh về tình hình KT-XH, những tấm gương sáng trong cộng đồng của địa phương mình. Nhưng nếu không có cuộc điện thoại với những lời động viên chân tình, cảm động từ chú Nguyễn Trần Bé thì chưa chắc tôi có đủ tự tin và hăng hái viết tin, bài như bây giờ, để có may mắn được trở thành cộng tác viên của Báo Hà Giang.
Dù không có giấy chứng nhận hay đại loại một giấy tờ nào đó nhưng tôi vẫn luôn tự nhận mình là cộng tác viên của Báo Hà Giang. Nhiều lần đi cơ sở lấy thông tin, tư liệu để thuận tiện cho việc viết tin, bài phục vụ công tác tuyên truyền, tôi vẫn tự nhận và giới thiệu như vậy, tôi tin rằng mình không có mục đích xấu nên mọi người sẽ cảm thông. Và chính từ việc mỗi lần đi lấy thông tin ở cơ sở tôi mới thấu hiểu nỗi vất vả, gian truân của các anh chị làm nghề báo. Để có được một bài báo, một dòng tin ngắn ngủi thì biết bao mồ hôi công sức bỏ ra; họ luôn có mặt tại các vùng khó khăn, xa xôi, nóng bỏng nhất để cung cấp cho độc giả những thông tin nóng hổi, cập nhật những hoạt động, sự kiện nổi bật đang diễn ra ở khắp các địa phương trong tỉnh.
Tôi tự trách mình là người thờ ơ và vô tâm, ngày 21.6 là Ngày Báo chí cách mạng Việt
Ngày Báo chí Việt
Mèo Vạc, ngày 11.6.2008
Ý kiến bạn đọc