Hiệu quả từ việc đưa giáo dục về di sản Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn vào trường học

16:21, 27/09/2013

HGĐT - Tháng 10.2009, Cao nguyên đá Đồng Văn được tổ chức GGN (Global geopark networld – Mạng lưới công viên địa chất Toàn cầu) công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu (CVĐCTC). Vấn đề cấp bách đặt ra đối với tỉnh Hà Giang là cần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của di sản Công viên địa chất, thực hiện tiêu chí tái đánh giá của GGN vào năm 2014.


Đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang đã tích cực nghiên cứu, tiếp cận, đưa giáo dục di sản CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn vào trường học. Tháng 7 năm 2012, theo Quyết định số 421/ QĐ – SKHCN, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang được Hội đồng Khoa học Tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện đề tài: “Nâng cao nhận thức về giá trị di sản CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn cho học sinh các trường THCS tỉnh Hà Giang”. Đây là đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng cao với mục tiêu giáo dục, nâng cao nhận thức cho học sinh trong các trường THCS tỉnh Hà Giang về giá trị di sản CVĐCTC thông qua các sản phẩm nghiên cứu khoa học cụ thể: tài liệu giáo dục di sản với các modul ngoại khóa, các sản phẩm ứng dụng thực tiễn thông qua thực nghiệm sư phạm; các chuyên đề chuyên sâu về di sản và giá trị di sản CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn, giáo dục trải nghiệm di sản CVĐC trong nhà trường phổ thông tỉnh Hà Giang...

 

Hiện nay, công việc nghiên cứu của đề tài đã gần hoàn thiện. Hiệu quả bước đầu của đề tài được các giáo viên và học sinh đánh giá cao thông qua thực nghiệm sư phạm tại 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc (từ ngày 15 đến ngày 25 tháng 9 năm 2013).

 

Tại huyện Đồng Văn, chúng tôi lựa chọn trường PTDT Nội trú Đồng Văn với 03 lớp 8 (8a, 8b, 8c) thực nghiệm và hơn 300 học sinh tham dự. Chủ đề giáo dục trải nghiệm là modul 8: Tìm hiểu di sản phổ cổ Đồng Văn trong lòng Công viên địa chất Toàn cầu Cao nguyên đá. Với mục tiêu giúp học sinh biết được lịch sử hình thành và phát triển của phố cổ Đồng Văn, giá trị của di sản phố cổ Đồng Văn đối với sự phát triển KT-XH của địa phương...từ đó gắn trách nhiệm học sinh trong việc tham gia bảo vệ và phát huy những giá trị vô giá của phố cổ Đồng Văn như phát huy ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường phố cổ, vận động gia đình và cộng đồng cùng chung tay bằng các việc làm cụ thể, thiết thực.

 

Modul giáo dục di sản được chia làm 03 tiểu modul:

 

Tiểu modul 1: Tìm hiểu về chủ đề “Phố cổ Đồng Văn ”. Học sinh được tổ chức các hoạt độngtại lớp học: Sau khi xem phim tư liệu về vẻ đẹp phố cổ Đồng Văn, học sinh chủ động tìm hiểu khai thác những nội dung có liên quan tới phố cổ : vẻ đẹp, giá trị của phố cổ; tự đặt câu hỏi, nêu thắc mắc về những nội dung quan tâm, cần làm rõ, chia nhóm và thiết kế hệ thống câu hỏi; cùng nhau thảo luận nội dung học tập tại tiểu modul 2 và 3. Những hoạt động tại lớp học của tiểu modul 1 giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về phố cổ, định hình được những công việc cần chuẩn bị, tự kiến tạo tri thức để hoàn thiện các hoạt động trải nghiệm tại phố cổ và hội thi.





Tiểu modul 2 với chủ đề: “Phố cổ Đồng Văn qua mắt em”. Thông qua hoạt động tự trải nghiệm, kiến tạo tri thức về di sản phố cổ Đồng Văn, rèn luyện các kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm thông qua vẽ tranh tại phố cổ, học sinh được độc lập tư duy, thể hiện hết khả năng trải nghiệm tri thức về phố cổ Đồng Văn qua những nét vẽ hồn nhiên, chân thật với màu sắc tươi vui, sống động, thể hiện tình yêu của các em với phố cổ Đồng Văn.

 


Khi được hỏi: “Qua hoạt động trải nghiệm vẽ tranh tại hố cổ Đồng Văn, em cảm thấy như thế nào?, Em Nguyễn Hữu Phúc (HS lớp 8c), Cử Thanh Lan (HS lớp 8b) và nhiều em học sinh khác đã chia sẻ: Qua buổi vẽ tranh, em thêm yêu phố cổ", “Các em sẽ làm gì để bảo vệ và phát huy những gía trị vô giá của phố cổ Đồng Văn?”: nhiều em đã tự tin khẳng định: “Phố cổ là niềm tự hào của chúng em.
Về nhà, chúng em sẽ kể cho cha mẹ, người thân và hàng xóm về buổi ngoại khóa thú vị này. Chúng em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực với mọi người bảo vệ bảo vệ môi trường phố cổ xanh sạch đẹp”

 

Tiểu modul 3: Hội thi hiểu biết về phố cổ Đồng Văn gồm có 3 vòng thi: Ai nhanh hơn, thi vẽ tranh giữa các đội kết hợp với diễn tiểu phẩm và phần thi dành cho khán giả, thi hùng biện về Phố cổ Đồng Văn. Nhìn hàng trăm cánh tay các em giơ lên sau mỗi câu hỏi dành cho khán giả đã giúp chúng tôi – Những người nghiên cứu đề tài khẳng định hơn những giá trị, hiệu quả của hoạt động giáo dục di sản mang lại.

 

Tại huyện Mèo Vạc, chúng tôi tổ chức giáo dục di sản tại trường PTDT nội trú thông qua Hội thi với chủ đề: Tìm hiểu di sản CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là modul tổng hợp các tri thức về di sản nổi bật trên Cao nguyên đá. Hội thi gồm có 3 đội (Sắc cao nguyên, Hoa đá và Huệ Biển) với 4 vòng thi: Phần tự giới thiệu về bản sắc các đội thi theo tên gọi, ai nhanh hơn, thử làm hướng dẫn viên, hành động. Các đội thi cùng thảo luận và đưa ra nguyên nhân, giải pháp, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn, gìn giữ di sản Cao nguyên đá Đồng Văn.

 

Hội thi đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với học sinh toàn trường. Những tri thức về di sản Cao nguyên đá: Địa chất, địa mạo; văn hóa tộc người, các di tích lịch sử và danh thắng... được lồng ghép trong các phần thi, giúp các em học sinh thêm yêu vùng đất và con người Cao nguyên đá, có những hành động thiết thực bảo vệ giá trị di sản CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng văn. Khi được hỏi: “Sau buổi ngoại khóa này, em cảm thấy như thế nào?”, em Nông Thị Bích Hà (HS lớp 8a) đã chia sẻ: "Sau buổi ngoại khóa này, em hiểu và thêm yêu mảnh đất mà gia đình em đang sinh sống. Em nguyện làm tuyên truyền viên để giúp người dân ở bản em hiểu về giá trị của Cao nguyên đá..

 


Giá trị lớn nhất sau quá trình thực nghiệm sư phạm tại 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc chính là sự hứng thú, chủ động cống hiến hết mình của hơn 600 em học sinh và gần 100 giáo viên trong các hoạt động trải nghiệm di sản. Sức lan tỏa sẽ rộng lớn hơn khi những học sinh và giáo viên sẽ là tuyên truyền viên tích cực trong sự nghiệp giáo dục nâng cao nhận thức về giá trị di sản CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn tới cộng đồng, các trường phổ thông khác nữa. Hiệu quả bước đầu của hoạt động ngoại khóa tại trường PTDT nội trú Đồng văn và Mèo Vạc mang tới niềm tin khoa học với những bước đi vững chắc mới của chúng tôi trên con đường đưa những giá trị di sản CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn vào giáo dục trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang.


Minh Nguyệt – Thu Loan, trường CĐSP Hà Giang

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bàn giao nhà lớp học đa năng trường PTDT Nội trú Hoàng Su Phì
HGĐT - Ngày 25.9, UBND huyện Hoàng Su Phì tổ chức khánh thành, bàn giao công trình nhà lớp học đa năng trường PTDT Nội trú. Dự Lễ bàn giao có đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Giấy Việt Nam; lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì; các thầy, cô giáo, các em học sinh nhà trường...
26/09/2013
Hội thảo chuyên đề “ Xây dựng Quỹ Khuyến học cấp cơ sở
HGĐT - Sáng 25.9 . 2013 tại thị trấn Cốc Pài (Xín Mần), Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với UBND huyện Xín Mần tổ chức Hội thảo chuyên đề “ Xây dựng Quỹ Khuyến học cấp cơ sở”.
25/09/2013
Giáo dục THPT chỉ còn 3 môn học bắt buộc
Ban soạn thảo đề án đổi mới toàn diện giáo dục kiến nghị vẫn duy trì hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm, trong đó tiểu học và THCS là giai đoạn giáo dục cơ bản (9 năm) còn THPT là nâng cao, phân hóa (3 năm).
23/09/2013
50 học sinh nghèo vượt khó được nhận học bổng của tổ chức Platypus
HGĐT - Thực hiện chương trình “Hỗ trợ giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, 50 học sinh nghèo vượt khó có thành tích cao trong học tập thuộc các trường THCS: Nghĩa Thuận, Lùng Tám, Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ), Ngam La, Ngọc Long (huyện Yên Minh) đã được nhận học bổng của tổ chức Platypus, Ôxtrâylia, mỗi xuất học bổng trị giá 2.100.000đ.
19/09/2013