Ấn tượng hương vị và sắc màu ẩm thực Tây Bắc

15:05, 28/11/2020

BHG - Trong khuôn khổ Lễ hội hoa Tam giác mạch năm 2020, sáng ngày 28.11, tại Công viên cây xanh, TP. Hà Giang đã diễn ra liên hoan ẩm thực du lịch Tây Bắc. Tại đây, 8 tỉnh gồm: Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai đã giới thiệu tại liên hoan các món ăn độc đáo, mang đậm sắc hương của núi rừng Tây Bắc. Đó là những hương vị rất quen thuộc của rau rừng, các thực phẩm quen thuộc như cá, thịt lợn, gà… nhưng được tẩm ướp, nấu cùng với các hương vị như thảo quả, mắc khén, hạt dổi và nhiều loại rau đặc sắc của núi rừng Tây Bắc để tạo nên những món ăn độc đáo như cải nương cuốn thịt, gà đen đồ bí, canh bon da trâu, cơm lam, các loại thịt treo, rêu suối, cá nướng và nhiều loại bánh truyền thống của đồng bào các dân tộc... Liên hoan đã mang đến một không gian văn hóa ẩm thực cực kỳ độc đáo, đầy sắc màu và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.

 
Các đầu bếp công phu nấu nướng các đặc sản của địa phương mình
Các đầu bếp công phu nấu nướng các đặc sản của địa phương mình

                                                                               

Cỗ lá độc đáo của tỉnh Hòa Bình
"Cỗ lá" độc đáo của tỉnh Hòa Bình

      

Mâm cỗ mang sắc màu của tỉnh Yên Bái với xôi nếp mang hương vị của những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng.
Mâm cỗ mang sắc màu và hương vị của những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng của miền đất Yên Bái.

 

Mâm cỗ của Phú Thọ mang âm hưởng của bánh trưng, bánh dày vùng đất Tổ.
Mâm cỗ của Phú Thọ mang âm hưởng của của câu chuyện "Bánh trưng, bánh dày" nổi tiếng vùng đất Tổ.

 

 

 

Sắc màu Tây Bắc được thể hiện qua sự công phu của các đầu bếp
Sắc màu Tây Bắc được thể hiện qua sự công phu của các đầu bếp

 

 

 

 

 

Mâm cơm Hà Giang với sắc màu hoa Tam giác mạch và hương vị kết hợp của cả Đông Bắc và Tây Bắc
Mâm cỗ của Hà Giang với sắc màu hoa Tam giác mạch và hương vị kết hợp của cả Đông Bắc và Tây Bắc

 

Hương vị đặc biệt của các đặc sản Tây Bắc gây “khó” cho Ban giám khảo. (Avatar)
Hương vị đặc biệt của các đặc sản Tây Bắc gây “khó” cho Ban giám khảo khi chấm điểm. 

 

Hương vị rượu cần Hòa Bình cũng không thể thiếu tại liên hoan đặc sắc này.
Hương vị rượu cần Hòa Bình cũng không thể thiếu tại liên hoan đặc sắc này.

Hồng Cừ và PV ĐT


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

VTV1 giới thiệu về Lễ hội Hoa Tam giác mạch Hà Giang

BHG - Lễ hội Hoa Tam giác mạch Hà Giang lần thứ VI, năm 2020 là một sự kiện văn hóa nhằm quảng bá và thu hút khách du lịch đến Hà Giang. Trước sự kiện lễ hội năm 2020, nhiều báo, đài trong cả nước đã đưa tin, phát sóng giới thiệu, quảng bá hình ảnh Hà Giang tới bạn bè trong nước và quốc tế. Trong đó, đặc biệt là nhiều chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam đã thông tin, tuyên truyền về lễ hội hoa Tam giác mạch tỉnh Hà Giang.

28/11/2020
Ngày hội Văn hóa du lịch và ẩm thực các dân tộc huyện Quản Bạ

BHG - Nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, thế mạnh phát triển văn hóa, du lịch, ẩm thực và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện đến với du khách trong và ngoài nước. Trong thời gian 1,5 ngày, từ chiều 27 – 28.11, tại sân vận động huyện Quản Bạ, UBND huyện Quản bạ tổ chức ngày hội Văn hóa, du lịch và ẩm thực các dân tộc huyện Quản Bạ năm 2020. Dự có lãnh đạo huyện cùng đông đảo bà con nhân dân và du khách.

 

28/11/2020
Sẵn sàng cho Lễ hội Hoa Tam giác mạch

BHG - Chỉ còn ít ngày nữa, Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ VI gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn là Công viên Địa chất toàn cầu sẽ chính thức khai mạc. Thời điểm này, lượng du khách đến với miền đá không ngừng tăng lên. Mọi công tác chuẩn bị triển khai đúng tiến độ, đảm bảo sự kiện diễn ra an toàn, hiệu quả và tôn vinh được những giá trị đặc sắc của con người, mảnh đất, văn hóa truyền thống các dân tộc Hà Giang.

 

27/11/2020
Điểm lại những dấu mốc phát triển của CVĐC UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn

BHG - Từ những năm đầu thế kỷ XXI, người dân cả nước có lẽ chỉ biết đến hình ảnh về Cao nguyên đá Đồng Văn gồm 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ là một địa bàn xa xôi, nghèo khó nhất của đất nước. Du khách ít đặt chân đến đây bởi đường xá, các điều kiện phục vụ ăn nghỉ cũng hết sức hạn chế. Quốc lộ 4C hay còn gọi là con đường Hạnh Phúc huyền thoại xuyên qua 4 huyện vùng cao núi đá đã được mở từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước cũng chỉ đủ hé lộ về một vùng đất với những cảnh quan cực kỳ hùng vĩ như Mã Pì Lèng...

27/11/2020