Người lưu giữ nghề chạm bạc bên dòng sông Gâm

08:50, 18/11/2017

BHG - Nằm bên dòng Gâm hiền hòa, huyện Bắc Mê được thiên nhiên ưu ái với những “tôm cá đầy khoang”, nơi đây còn lưu giữ nghề trạm bạc qua nhiều sản phẩm tinh sảo do bác Bồn Văn Đậu xã Giáp Trung chế tác.

Các sản phẩm bằng bạc có ý nghĩa rất lớn với người Dao, Mông, Tày và được xem như vật phòng thân, trừ tà, xua đuổi bệnh tật... Vì vậy, các sản phẩm từ bạc được đồng bào biến hóa trở thành những họa tiết váy, áo, những bộ trang sức và lễ vật không thể thiếu trong ngày cưới của các cô dâu. Nhưng hiện nay, do tác động của cơ chế thị trường, những sản phẩm bằng bạc được chế tác thủ công ngày càng mờ dần, người làm nghề chạm bạc cũng ngày một ít.

Bác Bồn Văn Đậu chế tác sản phẩm từ bạc.
Bác Bồn Văn Đậu chế tác sản phẩm từ bạc.

Bác Bồn Văn Đậu, người chạm bạc lâu đời nhất xã Giáp Trung, với hơn 30 năm trong nghề cho biết: “Trước đây nghề chạm bạc rất thịnh hành bởi nhu cầu của người dân nhiều, lại ít người biết làm vì đây là nghề gia truyền, mỗi gia đình, dòng tộc có những họa tiết, kỹ xảo riêng. Tuy không sinh ra trong gia đình làm nghề, nhưng với đam mê và bị cuốn hút từ những họa tiết trên các sản phẩm bằng bạc, bác Đậu đã tự mày mò, học lỏm từ những già làng, rồi mua bạc về làm. Cứ hỏng rồi đúc lại cho đến khi hoàn hảo mới thôi, hiện mắt đã mờ, nhưng bác vẫn có thể chế tác ra các sản phẩm ưng ý”.

Với các sản phẩm như: Vòng cổ, xà tích, vòng tai, lắc tay, nhẫn, cúc bạc... luôn đòi hỏi sự cầu kì, những họa tiết và đường nét trên đồ trang sức bạc phải được người thợ đúc, rũa qua nhiều bước. Trong đó, bước đầu tiên nấu bạc, tiếp theo đổ ra máng đợi nguội rồi lấy búa đập, khi đập phải đều, rứt khoát và vuông theo cỡ, sau đó đánh bẹt đủ dài, rộng để dễ tạo hình, rồi tiếp tục mang đốt khoảng 2 tiếng và mài cho thẳng, cuối cùng lấy kéo vẽ đường, chạm khắc hoa văn. Bác Đậu cho biết thêm: “Nhìn có vẻ đơn giản, nhưng để làm được một bộ vòng cổ cũng phải mất 10 ngày làm liên tục mới xong và tất cả các dụng cụ từ khuôn, rũa, nồi đun... đều do bác tự tay làm theo những khuôn mẫu truyền thống. Đặc biệt, trong bước cuối cùng để cho sản phẩm được trắng đều phải lấy lá cây “ập ẹ” (theo tiếng gọi của người Dao) đập thân rồi cho bạc vào ngâm. Một sản phẩm bạc hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ phải cầu kì, tỉ mỉ từng tí một...”

Sản phẩm bằng bạc do bác Đậu chế tác luôn có mặt ở các chợ phiên.
Sản phẩm bằng bạc do bác Đậu chế tác luôn có mặt ở các chợ phiên.

Đến thăm căn nhà truyền thống của người Dao, bác Đậu dành phần lớn không gian cho công việc chế tác bạc. Ngay chính giữa căn nhà, bác để một chiếc bàn với các dụng cụ chạm khắc bạc, cùng với đó bác dành 2 phòng riêng để chứa nguyên liệu bạc và nung, rèn bạc với đủ loại dụng cụ. Đối với bác Đậu, trạm bạc không phải là một nghề để làm giàu mà đó là để thỏa sức đam mê và cũng thể hiện tình yêu với vợ, người đã gắn bó cả đời với bác cũng như nghề chạm bạc. Đôi khi rảnh, không có đơn đặt hàng, bác lại làm những chiếc nhẫn nhỏ, hay vòng tay tặng bác gái. Vào những ngày chợ phiên, hai bác lại đèo nhau, mang những đồ trang sức bằng bạc đến góp vui, để bà con cùng chiêm ngưỡng.

Tiếng búa đập vào những thanh bạc rền vang, nhanh chắc và rứt khoát của đôi bàn tay hơn 60 tuổi… đã thể hiện niềm đam mê, yêu nghề của bác Đậu.

   Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lễ công bố Quyết định công nhận hoàn thành thực hiện tiêu chí xây dựng Làng văn hóa du lịch gắn với xây dựng NTM thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là

BHG - Tối 16.11, UBND huyện Đồng Văn phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh tổ chức Lễ ra mắt và công nhận hoàn thành các tiêu chí xây dựng làng Văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với xây dựng NTM thôn Lũng Cẩm Trên, xã Sủng Là (Đồng Văn). Dự buổi Lễ có đồng chí Trần Đức Quý, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hồng Hải, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh; Nguyễn Ngọc Thanh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đồng Văn; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và xã Sủng Là cùng đông đảo bà con nhân dân, du khách thập phương.

17/11/2017
Trường Mầm Non Hoa Mai: Nơi ươm mầm những kỳ vọng tương lai

BHG - Trong không khí rộn ràng thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 – 20.11.2017), chúng tôi có mặt tại Trường Mầm non Hoa Mai, nằm tại tổ 13, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang), đây là ngôi trường được đánh giá nằm trong tốp đầu các trường Mầm non trên địa bàn huyện.

17/11/2017
Các huyện, thành phố kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

BHG - Chiều 16.11, nhân kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2017), UBND thành phố đã long trọng tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng. Tới dự có đồng chí Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy; đại diện các phòng, ban Thành ủy, UBND thành phố, lãnh đạo các xã, phường; Các nhà giáo ưu tú và Ban giám hiệu các trường trên địa bàn.

17/11/2017
Yên Minh - điểm dừng chân hấp dẫn trên hành trình khám phá vẻ đẹp hoa Tam giác mạch

BHG - Địa phận huyện Yên Minh bắt đầu từ Km76, Quốc lộ 4C Hà Giang – Đồng Văn. Cũng từ đây, sẽ khởi nguồn quãng đường cánh tài xế "ngán ngẩm" nhất khi lên vùng Cao nguyên đá. Đoạn đường đến trung tâm huyện chỉ hơn 30km, nhưng đầy những khúc cua tay áo, dốc tức và ngốn cả giờ đồng hồ. Nhưng quãng đường này luôn tạo cảm giác thú vị đối với các "phượt thủ", nơi thử tay lái tuyệt vời với những ai ưa thích trải nghiệm, mạo hiểm.

17/11/2017