Đêm trăng biên cương

15:21, 07/10/2017

BHG - Xong cuộc vui Trung thu, Mai cùng các đồng nghiệp thu dọn đồ. Năm nay,  điểm trường Tiểu học của Nàng có học sinh ăn bán trú, năm đầu tiên các cô tổ chức vui Trung thu tại điểm trường.

Mấy hôm trước, Mai xuống thị trấn huyện, mua bánh, kẹo, hoa, quả và giấy xanh, đỏ lên làm đèn. Mai và cô Hà cùng làm 1 cái đèn ông sao to. Hai cô làm cả mấy cái bé cho bọn trẻ đi rước đèn quanh bản, rồi về phá cỗ, trông trăng. Giữa đêm trăng, những chiếc đèn lung linh, như huyền ảo hơn ở nơi biên giới này. Lần đầu được rước đèn, bọn trẻ háo hức, muộn chẳng muốn về.

Minh họa: PHƯƠNG THẢO
Minh họa: PHƯƠNG THẢO

Đêm nay, Mai lại nhớ những ngày Trung thu ở quê ngày bé. Ở làng quê vùng trung du của Mai, khi ấy còn khó khăn, nhưng năm nào cả xóm cũng tổ chức Trung thu cho bọn trẻ. Trung thu mộc mạc, nhưng đầy ý nghĩa.

Mới đầu tháng Tám, người lớn chặt tre, chẻ chuốt nan làm khung hình ngôi sao. Tiếp đó là công đoạn lấy giấy màu dán, cắt tua làm vòng quấn ngoài đèn do bọn trẻ đảm nhiệm. Bỏ nến vào, Mai cùng các bạn cầm đi tung tăng trên những con đường nhỏ trong xóm. Ánh trăng đêm tỏa sáng trời quê, bọn trẻ hân hoan, chiếc đèn nào không có nến thì xâu những hạt bưởi đốt, hạt nổ tí tách. Ánh sáng của đèn hòa quyện ánh trăng rằm đẹp một cách lạ thường, lung linh huyền ảo.

Đêm Rằm, trăng lên lấp ló sau bụi tre, mọi người ra  đình làng, trải chiếu ra giữa sân để trẻ con trong xóm sau rước đèn, phá cỗ. Các gia đình cũng làm riêng ở nhà mình, để sau khi phá cỗ sân đình, bọn trẻ lại tỏa đi các nhà... phá cỗ.

Trong đêm trăng, sân đình làng rộn lên bởi những  tiết mục hát, múa, đố vui. Đứa trẻ nào cũng háo hức nhất, ấy là phá cỗ dưới trăng. Cỗ bánh Trung thu đơn giản: mấy cái bánh dẻo, nướng, bích qui, kẹo vừng, kẹo lạc, hoa quả các nhà trồng, vừa ăn vừa rôm rả trò chuyện. Trung thu bình nghèo mà vui, ấm áp tình làng, nghĩa xóm. Thời gian trôi, cảm xúc ấu thơ luôn vẹn nguyên trong tim mỗi khi Trung thu về. Đã nhiều năm gắn bó với vùng cao, đêm nay, Mai thấy yêu hơn trăng cao nguyên,  yêu con người, mảnh đất nơi biên cương này.

Hoa Sim


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lung linh Lễ hội đường phố thành phố Hà Giang năm 2017

BHG - Lễ hội đường phố thành phố Hà Giang năm 2017 được tổ chức gắn với Đại hội TDTT lần thứ VIII. Đây là hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc, với sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân. 

30/09/2017
Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao lần thứ I tại Tuyên Quang thành công tốt đẹp

BHG - Trong 2 ngày 29-30.9, tại thành phố Tuyên Quang, Bộ VH-TT và DL phối hợp với UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ I với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Dao trong thời kỳ đổi mới - hội nhập và phát triển bền vững đất nước". 

30/09/2017
Phát huy hiệu quả các Làng Văn hóa du lịch cộng đồng ở Vị Xuyên

BHG - Mô hình Làng Văn hóa du lịch cộng đồng (LVHDLCĐ) đang là lợi thế của huyện Vị Xuyên nói riêng và tỉnh ta nói chung. Việc xây dựng các LVHDLCĐ không chỉ nhằm phát triển kinh tế, xây dựng Nông thôn mới (NTM) mà còn với mục đích tạo sự đoàn kết, gắn bó của cộng đồng trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

30/09/2017
"Miền đất vỏ cây vàng" niềm tự hào với truyền thống quê hương

BHG - Cuốn sách "Miền đất vỏ cây vàng" được viết về huyện Hoàng Su Phì từ khi được thành lập tới nay. Chỉ riêng cái tên đã gợi lên phong sắc, đầy thi vị của một vùng quê núi cao, đất dốc... Diện mạo của miền đất vỏ cây vàng chính là không gian văn hóa của chè shan tuyết tinh khiết; của ruộng bậc thang ngất ngây du khách; của vị thảo quả nồng ấm tình người. 

07/10/2017