Những điểm mới của Luật Giá năm 2023

10:30, 12/01/2024

LTS: Ngày 19/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Giá số 16/2023/QH15 (sau đây gọi là Luật Giá 2023). Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026. Luật Giá 2023 có những nội dung mới như sau:

Một là, quy định rõ phạm vi điều chỉnh của Luật, đồng thời xác định rõ quan hệ giữa Luật Giá với các Luật có quy định về giá để nhằm khắc phục cơ bản tồn tại, hạn chế giữa Luật giá với các Luật chuyên ngành.

Tại Luật Giá 2023 đã quy định nguyên tắc áp dụng Luật giá với các Luật khác có liên quan tại Điều 3; trong đó, về cơ bản Luật giá 2023 điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá. Chỉ trừ một số trường hợp rất đặc thù đã có luật chuyên ngành riêng điều chỉnh toàn diện thì mới thực hiện theo quy định tại luật chuyên ngành.

Hai là, về công tác định giá, Luật Giá 2023 đã thể chế hóa chủ trương đẩy mạnh phân công, phân cấp trong công tác quản lý, điều hành giá:

Luật giá điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá. Trong ảnh: Nhà sách Hồng An, TP Hà Giang công khai, minh bạch các khoản giá hàng hóa. Ảnh: PV

Luật giá điều chỉnh toàn diện các vấn đề liên quan đến quản lý, điều tiết giá, thẩm định giá.

Trong ảnh: Nhà sách Hồng An, TP Hà Giang công khai, minh bạch các khoản giá hàng hóa. Ảnh: PV

- Đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong Chương 3 của Luật. Theo đó, tại Luật đã nêu rõ vai trò của Chính phủ định hướng các mục tiêu quản lý, điều hành giá chung; thẩm quyền, trách nhiệm định giá các hàng hóa, dịch vụ cụ thể sẽ cơ bản được giao cho cấp Bộ theo lĩnh vực quản lý hàng hóa, dịch vụ và cấp Ủy ban nhân dân tỉnh theo phạm vi địa bàn quản lý; việc phân như vậy là phù hợp với công tác tổ chức thực hiện trong thực tiễn, phân định rõ ràng giữa nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương để thuận lợi triển khai, tránh sự đùn đẩy trách nhiệm.

- Đã quy định 42 nhóm hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá tại Phụ lục số 02 gắn với quy định rõ về thẩm quyền định giá gắn với từng Bộ, ngành, địa phương và hình thức định giá được quy định cụ thể, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện.

- Về phương pháp định giá, đã phân định rõ trách nhiệm ban hành phương pháp định giá chung của Bộ Tài chính và phương pháp định giá riêng của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực riêng trong trường hợp pháp luật có quy định về phương pháp định giá riêng (ví dụ như giá đất; giá dịch vụ khám chữa bệnh; giá dịch vụ giáo dục; giá nhà ở; một số mặt hàng theo Luật Sở hữu trí tuệ...).

Ba là, công tác bình ổn giá được củng cố, kiện toàn cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Về Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá đã bổ sung mặt hàng thức ăn chăn nuôi và đưa ra khỏi danh mục các mặt hàng điện, muối ăn và đường ăn. Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá gồm 9 mặt hàng quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Luật.

- Tại Điều 19 đã quy định rõ hơn về các biện pháp bình ổn giá, quy trình triển khai đảm bảo thuận lợi, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, trong trường hợp phát sinh tình huống đặc biệt như tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, dịch bệnh, thiên tai, tại Điều 20 của Luật cũng đã bổ sung cơ chế triển khai bình ổn giá ngay đối với các hàng hóa, dịch vụ ngoài danh mục. Quy định này nhằm tạo sự linh hoạt cho việc triển khai bình ổn giá trong các tình trạng cấp bách, cần triển khai gấp, kịp thời.

Bốn là, việc hiệp thương giá được xác định là cơ chế thỏa thuận về giá hàng hóa, dịch vụ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và có vai trò trung gian, trọng tài của Nhà nước.

Luật đã quy định rõ nguyên tắc áp dụng để đảm bảo hài hòa quyền, lợi ích của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; đồng thời quy định rõ phạm vi áp dụng kết quả hiệp thương để tránh các trường hợp áp dụng không phù hợp.

Năm là, về biện pháp kê khai giá được sửa đổi để quy định rõ là một hình thức tiếp nhận thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ để phục vụ công tác tổng hợp, phân tích, dự báo của các cơ quan Nhà nước.

Một trong các điểm mới quan trọng tại Luật Giá 2023 là đã quy định việc kê khai được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện sau khi quyết định giá (so với hiện hành là phải kê khai trước khi quyết định giá) nhằm tạo thuận lợi cho thực tiễn triển khai tại đơn vị.

Bên cạnh đó, với vai trò là một hình thức công khai về giá nhằm tăng cường tính minh bạch trong mua, bán trên thị trường, các quy định về niêm yết giá cũng được

Luật hóa nhằm tăng tính pháp lý cho việc tổ chức thực hiện.

Sáu là, công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường đã được thể chế hóa cụ thể tại 01 chương của Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc triển khai nhiệm vụ.
Các hoạt động về tổng hợp thông tin giá cả thị trường, phân tích, đánh giá và dự báo kịp thời sẽ đảm bảo phục vụ tốt cho công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát trong các thời kỳ.

Bảy là, củng cố kiện toàn hoạt động thẩm định giá, sửa đổi hoàn thiện cơ sở pháp lý để thúc đẩy phát triền đồng thời nâng cao hoạt động, cụ thể:

- Tại Luật giá 2023 đã khẳng định rõ tính chất của hoạt động thẩm định giá là hoạt động tư vấn, “bán lời khuyên” về giá trị tài sản thẩm định giá, không có ý nghĩa quyết định trong việc định giá tài sản; việc quyết định giá tài sản vẫn do chủ sở hữu theo đúng quy định tại Bộ luật Dân sự. Mặt khác, Luật cũng đã quy định rõ nghĩa vụ phải đảm bảo tuân thủ các quy định về đạo đức, chuyên môn tại Chuẩn mực Thẩm định giá Việt Nam của thẩm định viên và doanh nghiệp thẩm định giá trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn của mình, trường hợp có sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các quy định này nhằm hướng đến quyền đi đôi với trách nhiệm, cũng như nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá.

- Củng cố, hoàn thiện các điều kiện về thi, cấp thẻ thẩm định viên về giá, hành nghề thẩm định giá để đảm bảo phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy ngành nghề phát triển.

- Về điều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, hạn chế các sai phạm trong quá trình thực hiện.

- Đã quy đều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp, hạn chế các sai phạm trong qu động sản và các hàng hóa, dịch vụ thông thường) và thẩm định giá doanh nghiệp (doanh nghiệp, tài sản tài chính,...), điều này góp phần nâng cao chất lượng thẩm định viên theo lĩnh vực chuyên môn sâu, cũng như tiết kiệm nguồn lực xã hội trong học tập, bồi dưỡng kiến thức và thi cấp Thẻ thẩm định viên về giá.

Tám là, tăng cường đều kiện kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp: Theo đó, đã quy định 01 Chương về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá. Qua đó, tăng cường cơ sở pháp lý cho khâu giám sát, hậu kiểm việc chấp hành của các tổ chức, cá nhân trong tuân thủ quy định của pháp luật về giá.

BTV (Tổng hợp)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cục Hải quan tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật

BHG - Nhằm nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân, trong những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật của cán bộ công chức (CBCC), người dân và doanh nghiệp.

30/11/2023
Hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu pháp luật trong thanh niên năm 2023

BHG - Nhằm tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong lực lượng đoàn viên, thanh niên, ngày 28.11, UBND huyện Đồng Văn tổ chức Hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu pháp luật trong thanh niên năm 2023.

29/11/2023
Tuổi trẻ Bắc Mê tuyên truyền xóa bỏ hủ tục

BHG - Những năm qua, phát huy vai trò của tuổi trẻ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Bắc Mê đẩy mạnh công tác tuyên truyền xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh. Từ đó, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho ĐVTN nói riêng và nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Bắc Mê nói chung.

28/11/2023
Bắt giữ xe chở 71 đoạn gỗ nghiến trái phép

BHG - Nhận được tin báo tố giác tội phạm, vào hồi 3 giờ 30 phút ngày 25.12, Đội Cảnh sát trật tự - Cảnh sát 113 (Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh) phát hiện, bắt giữ vụ vận chuyển lâm sản trái phép.

26/12/2023