Xín Mần phát triển sản phẩm OCOP

08:15, 24/08/2021

BHG - Phát huy lợi thế là địa phương có nhiều sản phẩm đặc trưng, có giá trị kinh tế và sức cạnh tranh cao trên thị trường. Ngay từ đầu năm, huyện Xín Mần xây dựng kế hoạch đẩy mạnh phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tăng cường công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu nhằm tăng giá trị, góp phần phát triển KT - XH của địa phương.

Sản phẩm chè Chế Là của HTX dịch vụ tổng hợp Xuân Mai đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh.
Sản phẩm chè Chế Là của HTX dịch vụ tổng hợp Xuân Mai đạt OCOP 4 sao cấp tỉnh.

Chè Chế Là, một trong những thương hiệu luôn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng và mẫu mã đẹp. Đây là sản phẩm duy nhất của huyện được công nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh. Để có được thành quả đó, HTX dịch vụ tổng hợp Xuân Mai (xã Chế Là) luôn chú trọng gìn giữ thương hiệu, chất lượng sản phẩm qua việc liên kết với người dân để đảm bảo vùng nguyên liệu sạch, hữu cơ cũng như đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại; sản phẩm có mã vạch, mã QR truy xuất nguồn gốc. Nhờ đó, dù tình hình dịch Covid-19 phức tạp, gây ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nhưng HTX vẫn đều đặn xuất hàng ra thị trường trong nước. Ông Dương Xuân Trường, Phó Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Xuân Mai chia sẻ: HTX vẫn duy trì tốt việc liên kết với người dân trong sản xuất, thu hái và đảm bảo vùng nguyên liệu theo quy trình khép kín. Ngoài ra, HTX ứng dụng công nghệ thông tin, tận dụng các trang mạng xã hội, thành lập các kênh Facebook, Zalo để tiến hành quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường.

Người dân xã Chế Là thu hái chè.                                          Ảnh: VĂN LONG
Người dân xã Chế Là thu hái chè. 

Đối với HTX sản xuất thịt trâu khô Vai Lũng ở xã Tả Nhìu, được thành lập năm 2020 dựa trên nền tảng là nhóm sở thích nuôi trâu của Chương trình CPRP. Ngay từ đầu năm 2021, HTX xây dựng lộ trình phát triển và phấn đấu đưa sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Để đảm bảo các yêu cầu về nguồn nguyên liệu, HTX chú trọng phát triển đàn trâu thông qua 9 nhóm cùng sở thích với trên 108 hộ dân tham gia. Đồng thời, đầu tư hệ thống máy sấy, máy hút chân không cũng như cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm. Chủ tịch UBND xã , Trần Tiên Phong cho biết: Tổng đàn trâu của xã hiện có hơn 1.900 con. Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm, cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ HTX về thủ tục, giấy tờ và kỹ thuật để HTX phát triển tốt nhất, đảm bảo sản phẩm “tốt về chất lượng, đẹp về mẫu mã”, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. 

Đến nay, toàn huyện Xín Mần có 12 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó, có 1 sản phẩm đạt 4 sao, 11 sản phẩm đạt 3 sao. Năm 2021, huyện Xín Mần xây dựng kế hoạch tham gia 4 sản phẩm OCOP, gồm: Lộc trà, Hồng trà, Nhất Shan tuyết trà và Thịt trâu héo. Hiện nay, huyện đang tập trung hỗ trợ, giúp đỡ các chủ thể hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, hoàn thiện sản phẩm tham gia Chương trình OCOP năm 2021. Chủ tịch UBND huyện Xín Mần, Phạm Duy Hiền chia sẻ: Để tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm trên môi trường mạng, hiện nay huyện đã tiến hành rà soát toàn bộ sản phẩm nông - lâm nghiệp đặc trưng của địa phương, trước hết tập trung các sản phẩm OCOP trong việc định vị, định giá và khả năng cung ứng thị trường. Cùng với đó, hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp quảng bá hình ảnh sản phẩm trên các trang mạng điện tử. Thời gian tới, huyện tiếp tục rà soát, đánh giá thực chất khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường và lựa chọn các sản phẩm chủ lực có thể tham gia mở rộng thị trường, từ đó hỗ trợ các chủ thể từ cách tiếp cận, tổ chức tập huấn, từng bước phát triển nâng cao giá trị các sản phẩm đặc trưng của huyện. 

Bài, ảnh: Văn Long

 


Cùng chuyên mục

"Chắp cánh" cho nông sản vươn xa

BHG - Sau 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, từ nhỏ lẻ, manh mún sang tập trung hàng hóa, giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, chương trình mở ra hướng đi mới trong sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế ở nông thôn; chắp thêm đôi cánh để nông sản đặc trưng của Hà Giang có điều kiện khẳng định thương hiệu...

31/12/2020
HTX Hải Khang giữ vững thương hiệu sản phẩm OCOP

BHG - Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những năm gần đây, huyện Bắc Quang đã hình thành và phát triển các sản phẩm đặc trưng, từng bước chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng khó tính trong nước và khu vực. HTX Hải Khang, thị trấn Việt Quang là một trong những điển hình, đi đầu lĩnh vực phân phối các loại nông sản sạch theo mô hình khép kín, an toàn vệ sinh thực phẩm.

27/04/2021
Mèo Vạc nâng tầm sản phẩm OCOP

BHG - Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, Mèo Vạc tạo môi trường thuận lợi giúp các tổ chức kinh tế mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, uy tín và tính cạnh tranh sản phẩm chủ lực, từng bước nâng tầm sản phẩm OCOP.

 

26/12/2020
Mận máu - đặc sản Hoàng Su Phì

BHG - Mận máu là một trong những loại quả nổi tiếng và là đặc sản của huyện biên giới Hoàng Su Phì, thường được trồng ở các xã phía Bắc, những nơi có độ cao trên 1500m. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, cây mận máu sinh trưởng dựa vào tự nhiên, gần như không có sự can thiệp của con người, cho ra những quả mận tươi ngon nhất vào dịp tháng 6, tháng 7 hàng năm. Nhờ vị ngọt đậm, thơm mát, mận máu đã trở thành cây trồng chủ lực ở Hoàng Su Phì, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 

26/06/2021
Yến sào LifeNest