Thúc đẩy sản xuất OCOP ở Xuân Giang

09:57, 12/07/2021

BHG - Xã Xuân Giang (Quang Bình) được bao quanh bởi một màu xanh của núi rừng. Điều kiện tự nhiên đã tạo cho đất đai nơi đây màu mỡ, ruộng đồng phì nhiêu. Nguồn tài nguyên vô giá đó đã được đánh thức để thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp xanh, sản phẩm sạch có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng...

Ông Hoàng Văn Bích, Chủ tịch Hội Nghệ nhân dân gian xã giới thiệu sản phẩm làng nghề tại quầy giới thiệu sản phẩm ở chợ Xuân Giang.
Ông Hoàng Văn Bích, Chủ tịch Hội Nghệ nhân dân gian xã giới thiệu sản phẩm làng nghề tại quầy giới thiệu sản phẩm ở chợ Xuân Giang.

Chủ tịch UBND xã Xuân Giang, Lý Văn Ba cho biết: Vụ Mùa năm nay, Xuân Giang cấy trên 260 ha lúa; chọn những cây, con đặc sản của địa phương để thúc đẩy sản xuất hàng hóa chất lượng cao OCOP; xây dựng làng nghề chế biến sau thu hoạch để tạo chuỗi giá trị. Đối với cây lúa nước, sẽ chọn vùng trồng lúa hàng hóa đặc sản như: Nếp cẩm, Nếp cái hoa vàng, Tám thơm đưa vào sản xuất hàng hóa. Các vùng lúa đặc sản sẽ cấy tập trung thành vùng theo lối canh tác truyền thống. Phần diện tích còn lại sử dụng các giống lúa lai chất lượng cao như, BC15 kháng bệnh đạo ôn, J02 giàu Ômêga3 có nguồn gốc từ Nhật Bản, Thái xuyên, Long Hương 8117. Cùng với trồng lúa là xúc tiến thành lập HTX, đầu tư công nghệ chế biến sâu lúa gạo đặc sản từ Nếp cẩm, Nếp cái hoa vàng đạt chuẩn OCOP. Tiến hành các thủ tục xúc tiến đăng ký thương hiệu, đóng bao, dán nhãn cho sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Gạo Nếp cẩm sẽ được chế biến thành nhiều mặt hàng như: Rượu Nếp cẩm, gạo lứt, lên mem ủ chua làm mắm cá, mắm thịt lợn... Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của huyện đưa các sản phẩm OCOP của địa phương tham gia vào các Hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Xuân Giang đến người tiêu dùng cả nước.

Cá Bỗng, Chép ruộng, cá ruộng làm mắm ở Xuân Giang đã trở thành một thương hiệu trong ký ức của rất nhiều người. Cá, các món ăn chế biến từ cá tại Xuân Giang lâu nay đã trở thành một món ăn đậm nét văn hoá truyền thống được lưu truyền qua các thế hệ. Mắm cá phải có cá thả nuôi ở ruộng lúa Mùa. Khi ủ mắm, nguyên liệu chính phải có là rượu Nếp cái hoa vàng ướp cùng hàng chục loài thảo dược. Mắm cá ruộng Xuân Giang được xem như món quà chứa trong đó hương vị nồng nàn của vùng đất Xuân Giang. Xuân Giang có trên 70 ha diện tích ao, đập, hồ nước có thể thả nuôi cá. Ngoài ra, còn hàng chục ha ruộng trũng cấy lúa nếp cũng có thể nuôi cá Bỗng, cá Chiên, Lăng chấm, cá Chép ruộng... Nuôi được cá, Xuân Giang sẽ khôi phục lại nghề làm mắm cá truyền thống để gắn với chế biến sau thu hoạch.

Bài, ảnh:  NGUYỄN HÙNG


Cùng chuyên mục

"Chắp cánh" cho nông sản vươn xa

BHG - Sau 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đã góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, từ nhỏ lẻ, manh mún sang tập trung hàng hóa, giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, chương trình mở ra hướng đi mới trong sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế ở nông thôn; chắp thêm đôi cánh để nông sản đặc trưng của Hà Giang có điều kiện khẳng định thương hiệu...

31/12/2020
HTX Hải Khang giữ vững thương hiệu sản phẩm OCOP

BHG - Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), những năm gần đây, huyện Bắc Quang đã hình thành và phát triển các sản phẩm đặc trưng, từng bước chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu người tiêu dùng khó tính trong nước và khu vực. HTX Hải Khang, thị trấn Việt Quang là một trong những điển hình, đi đầu lĩnh vực phân phối các loại nông sản sạch theo mô hình khép kín, an toàn vệ sinh thực phẩm.

27/04/2021
Mèo Vạc nâng tầm sản phẩm OCOP

BHG - Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có, Mèo Vạc tạo môi trường thuận lợi giúp các tổ chức kinh tế mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, uy tín và tính cạnh tranh sản phẩm chủ lực, từng bước nâng tầm sản phẩm OCOP.

 

26/12/2020
Mận máu - đặc sản Hoàng Su Phì

BHG - Mận máu là một trong những loại quả nổi tiếng và là đặc sản của huyện biên giới Hoàng Su Phì, thường được trồng ở các xã phía Bắc, những nơi có độ cao trên 1500m. Với khí hậu quanh năm mát mẻ, cây mận máu sinh trưởng dựa vào tự nhiên, gần như không có sự can thiệp của con người, cho ra những quả mận tươi ngon nhất vào dịp tháng 6, tháng 7 hàng năm. Nhờ vị ngọt đậm, thơm mát, mận máu đã trở thành cây trồng chủ lực ở Hoàng Su Phì, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 

26/06/2021
Yến sào LifeNest