Tạo đà để doanh nghiệp “cất cánh”

12:01, 01/04/2024

BHG - Trước thực tế doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chưa có đủ nguồn lực cũng như sự hỗ trợ cần thiết trong việc tiếp cận thông tin, kiến thức pháp lý để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), tỉnh ta đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho DN. Qua đó, tạo đà để DN “cất cánh” trên thương trường.

Hiện nay, toàn tỉnh có 3.784 DN (phần lớn là DN nhỏ và vừa) với tổng số vốn đăng ký trên 36.500 tỷ đồng; trong đó, có 566 công ty cổ phần, 1.290 công ty TNHH 1 thành viên, 1.694 công ty TNHH 2 thành viên, 86 DN tư nhân, 1.148 đơn vị trực thuộc... Hỗ trợ pháp lý chính là “chìa khóa” góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, giúp DN hạn chế rủi ro, vướng mắc về pháp lý để hoạt động SXKD hiệu quả. Do đó, trên cơ sở khảo sát thực tế, hàng năm, UBND tỉnh đều ban hành kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa; đảm bảo đáp ứng đúng, trúng nhu cầu của DN, phù hợp với tình hình phát triển KT-XH của địa phương.

Công ty Cổ phần Cam ta, xã Đông Thành (Bắc Quang) tiên phong trong lĩnh vực chế biến cam Sành.
Công ty Cổ phần Cam ta, xã Đông Thành (Bắc Quang) tiên phong trong lĩnh vực chế biến cam Sành.

Với phương châm: “Lấy chất lượng làm thước đo hiệu quả công việc”, tỉnh ta đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ pháp lý cho DN theo hướng trọng tâm, trọng điểm, thực chất, khả thi, từng bước chuyên nghiệp và mang tính bền vững. Trong đó, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thường xuyên cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND tỉnh ban hành vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định. Các văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật đảm bảo tính chính xác, kịp thời, toàn vẹn và đầy đủ nhằm cung cấp chính xác, kịp thời văn bản phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước, phổ biến pháp luật, nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đồng thời, chú trọng hoạt động cung cấp thông tin, tuyên truyền phổ biến, giới thiệu các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế liên quan đến người dân, DN; các văn bản pháp luật của tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ khởi nghiệp...

Đặc biệt, tỉnh ta đã lắng nghe, đồng hành cùng DN trên hành trình phục hồi và phát triển. Minh chứng cho thấy, tại cấp tỉnh duy trì hiệu quả mô hình “Cà phê doanh nhân”. Đây là địa điểm gặp gỡ, cầu nối trao đổi giữa người đứng đầu các cấp, ngành của tỉnh với DN, doanh nhân về tình hình SXKD và đầu tư. Tại đây, các DN có nhiều kiến nghị, đề xuất đã được các cơ quan liên quan ghi nhận, tiếp thu, đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp DN thuận lợi hơn trong quá trình SXKD. Còn tại các sở, ngành, địa phương, công tác tư vấn, giải đáp pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho DN tiếp tục được quan tâm thực hiện. Từ năm 2023 đến nay, Cục Hải quan tỉnh kịp thời giải quyết gần 130 lượt ý kiến của DN nhằm tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hải quan; Sở Tài nguyên và Môi trường duy trì đường dây điện thoại nóng (02193.860.316) để tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp cho DN về lĩnh vực đất đai, khoáng sản, nước và bảo vệ môi trường; Cục Thuế tỉnh định kỳ tổ chức hội nghị đối thoại với các DN để tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc trong thực tiễn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thuế, phí. Còn huyện Bắc Mê, thông qua đối thoại kịp thời giải quyết 17 lượt ý kiến của DN; giải đáp bằng văn bản cho 20 ý kiến của DN liên quan đến chế độ chính sách bảo hiểm xã hội; hỗ trợ bằng điện thoại cho 70 lượt DN có vướng mắc liên quan đến pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước, đo đạc và bản đồ, bồi thường, thủ tục hành chính...

Cùng với chủ trương hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa của tỉnh, các DN đã đề cao ý thức tuân thủ pháp luật theo nguyên tắc pháp quyền. Đây là cơ sở quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu: DN phát tài – Hà Giang phát triển. Đến nay, toàn tỉnh có 2.755 DN, đơn vị trực thuộc hoạt động SXKD hiệu quả. Cộng đồng DN Hà Giang đang từng ngày vượt khó, khẳng định vị thế trên thương trường; hàng năm, đóng góp hơn 60% tổng thu ngân sách của tỉnh và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

Bài, ảnh: THU PHƯƠNG

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” giảm nghèo từ tín dụng chính sách

BHG - Là trụ cột trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) được các cấp, ngành tích cực triển khai đã tạo ra thay đổi rõ nét trong đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

31/03/2024
Dự án Plan hỗ trợ người dân Xín Mần phát triển

BHG - Sau 3 năm triển khai tại 3 xã của huyện Xín Mần, Tổ chức Plan đã thực hiện 29 dự án, hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương. Những dự án do Plan triển khai nhằm giúp đỡ trẻ em thiệt thòi, trọng tâm là trẻ em gái và nhóm thanh niên dân tộc thiểu số, giúp các em có cơ hội học tập, học nghề, tạo sinh kế để nâng cao đời sống cho người dân tại các địa phương khó khăn.

31/03/2024
Thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ

BHG - Xác định thương mại, dịch vụ là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, thời gian qua, huyện Đồng Văn thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả, nhờ đó thương mại, dịch vụ trên địa bàn có nhiều khởi sắc, phát triển cả về số lượng, quy mô, chất lượng.

29/03/2024
"Đua với thời gian" trên công trình Đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố Hà Giang

BHG - Đập dâng nước tạo cảnh quan trung tâm thành phố Hà Giang là công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT-XH của thành phố Hà Giang và của cả tỉnh. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, trong những ngày này, hàng trăm công nhân cùng với nhiều thiết bị máy móc đang hối hả thi công, chạy đua với thời gian, đảm bảo hoàn thành các hạng mục khó, phức tạp dưới lòng sông xong trước khi lũ về (khoảng giữa tháng 4 âm lịch).

29/03/2024