Lùng Tám chuyển đổi cơ cấu cây trồng

08:48, 27/03/2024

BHG - Khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm gần đây, xã Lùng Tám (Quản Bạ) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện, thổ nhưỡng, thay đổi tập quán sản xuất, từng bước giảm nghèo, nâng cao thu nhập.

Trở lại xã Lùng Tám trong những ngày đầu Xuân, chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay của vùng đất này, những vườn cây ăn quả, ruộng mía, rau màu hiện hữu khắp nơi. Lùng Tám là xã vùng 3 của huyện, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, với khí hậu mát mẻ, thích hợp cho phát triển nhiều loại cây. Những năm gần đây, cơ cấu cây trồng có những thay đổi đáng kể. Xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KT -XH. Hàng năm, cấp ủy, chính quyền xã tập trung lãnh, chỉ đạo ngành chuyên môn hướng dẫn Nhân dân phát triển sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của Nhân dân về vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi cơ cấu cây trồng; xây dựng mô hình mới, chủ động vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Với những chủ trương hợp lý cùng cách làm hiệu quả, xã Lùng Tám đã có những bước tiến quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH. Trong năm qua, xã đã chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi đất trồng ngô sang cây trồng có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi được 120 ha đất sang trồng cây rau đậu, cà chua, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu… Các hộ trồng cây ăn quả và rau màu đã nâng cao thu nhập, mỗi năm cho thu hàng chục đến trăm triệu đồng.

Mô hình trồng Cà chua của gia đình anh Lù Sen Cáo, thôn Tùng Nùn cho thu nhập ổn định.
Mô hình trồng Cà chua của gia đình anh Lù Sen Cáo, thôn Tùng Nùn cho thu nhập ổn định.

Thôn Tùng Nùn là một trong những địa phương làm tốt chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao của huyện Quản Bạ. Đến thăm gia đình anh Lù Sen Cáo, một trong những gia đình điển hình trong phong trào phát triển kinh tế. Đưa chúng tôi đến thăm ruộng Cà chua đang chuẩn bị cho thu hoạch, anh Cáo chia sẻ: “Thực hiện đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, trong 3 năm nay, gia đình tôi đã chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng cây ngắn ngày. Hiện gia đình có 2.000 m2 cà chua, 1.600 m2 mía, ớt… Cà chua là loại cây trồng tốn ít công chăm sóc, thời gian cho thu hoạch dài ngày và cho năng suất cao. Cà chua có thể trồng trên đất thịt  nhưng phải chủ động việc tưới, tiêu thoát nước vì cây rất ưa nước nhưng không chịu được úng; do vậy, sau khi trồng phải luôn giữ đủ ẩm cho cây, thường xuyên cắt tỉa các nhánh phụ; cắt bỏ lá già, lá bị bệnh và những lá phía trong không có ánh sáng để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Vụ Xuân năm nay tôi trồng hơn 3.000 cây, hết vụ ước tính thu hoạch được khoảng 6 tấn quả, với giá bán từ 10.000 – 15.000 đồng/kg, cho thu nhập khoảng vài chục triệu đồng”.

Chúng tôi tiếp tục hành trình đến thăm gia đình anh Mai Minh Đình. Đây là hộ tiên phong đầu tiên trong thôn Tùng Nùn thực hiện liên kết chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả nhất vùng. Chia sẻ về mô hình kinh tế của mình, anh Đình cho biết: “Thời gian qua tôi đã chuyển đổi hoàn toàn diện tích đất trồng lúa, ngô sang trồng các loại cây trái vụ như: Ớt cao sản, Dưa chuột trái vụ, Cà chua và cây ăn quả... lợi nhuận cao gấp 5 - 6 lần trồng ngô, lúa. Gia đình tôi cũng chủ động liên kết với các doanh nghiệp, đầu mối thu mua nông sản ra thị trường. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã cho gia đình thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm”.

Với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự cần cù, tư duy nhạy bén, sáng tạo, sự quyết tâm dám nghĩ, dám làm của Nhân dân cùng với việc năng động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp đã góp phần nâng cao đời sống của người dân. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có nhiều gia đình phát triển kinh tế tiêu biểu từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng như: Ông Lù Khen Khón, thôn Tùng Nùn; anh Lù Mí Thắng, thôn Lùng Tám Thấp…

Đồng chí Vương Đình Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Lùng Tám cho biết: “Trong thời gian tới, xã tiếp tục bám sát các đề án của huyện, kế hoạch của Đảng ủy trong định hướng phát triển nông nghiệp, nhân rộng mô hình công nghệ cao, mô hình liên kết trồng các loại cây ăn quả, nuôi lợn sinh sản, chăn nuôi bò... góp phần nâng cao thu nhập, xóa nghèo bền vững cho người dân. Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, đưa nhiều mô hình mới, có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị trên cùng diện tích canh tác”.

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hướng đi đúng, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân xã Lùng Tám. Đây là tiền đề để địa phương tiếp tục thực hiện tốt việc phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, hình thành chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ nông sản, giúp nông dân cải thiện thu nhập, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và duy trì các tiêu chí Nông thôn mới.

Bài, ảnh: NGUYỄN DỊU


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội đàm giữa Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và Ban Quản lý Khu hợp tác kinh tế biên giới Malypho (Trung Quốc)

BHG - Sáng 25.3, tại Trạm liên ngành Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Giang (Việt Nam) tổ chức Hội đàm quý I năm 2024 với Ban Quản lý Khu hợp tác kinh tế biên giới Malypho, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) do đồng chí Hà Xương Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ban làm trưởng đoàn. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Hoàng A Chinh, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh; đại diện một số sở, ngành của tỉnh và các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu (XNK) tại cửa khẩu.

25/03/2024
Agribank Xín Mần tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả

BHG - Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu nhiều ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19, tuy nhiên với tinh thần đồng hành, chia sẻ, Agribank chi nhánh huyện Xín Mần đã và đang triển khai thực hiện các giải pháp nhằm nỗ lực tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.

25/03/2024
Tiếp thêm nguồn lực phục hồi sản xuất, kinh doanh

  ↵

BHG - Thời gian qua, Agribank chi nhánh huyện Hoàng Su Phì đã triển khai đồng bộ các chương trình tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cùng địa phương thực hiện tốt các mục tiêu giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

25/03/2024
Trao sinh kế giúp đồng bào thoát nghèo

 BHG - Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), các xã khó khăn ở huyện Mèo Vạc đã triển khai mô hình nuôi lợn đen bản địa, bước đầu tạo sinh kế cho bà con nơi đây.

23/03/2024