Bắc Mê chủ động phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng vụ Xuân

10:15, 08/04/2024

BHG - Vụ Xuân năm 2024, huyện Bắc Mê trồng hơn 727 ha lúa; trên 4.423 ha ngô; gần 323 ha đậu tương; trên 336 ha lạc; 470 ha cây rau các loại; 120 ha đậu các loại và trên 60 ha cây trồng khác. Nhằm chủ động thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, không để xảy ra trên diện rộng, huyện Bắc Mê hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến cho người dân nâng cao nhận thức, thực hiện tốt các giải pháp phòng, trừ dịch bệnh hại, bảo vệ năng suất, sản lượng cây trồng vụ Xuân.

Anh Mai Trung Liên, thôn Nà Han, xã Yên Định, tâm sự: Vụ Xuân năm nay gia đình tôi trồng hơn 3.000 m2 giống ngô 511 và hơn 3.000 m2 giống lúa thuần; do năm nay hạn hán kéo dài nên cây ngô bị thiếu nước, phát triển kém; tuy đã thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn nhưng diện tích cây trồng vụ Xuân của gia đình tôi cũng như các hộ khác trên địa bàn xã đã bắt đầu xuất hiện sâu Keo trên cây ngô và cây lúa có hiện tượng bị cháy lá; tôi mong cán bộ chuyên môn thường xuyên xuống thăm đồng và có các biện pháp thiết thực hơn để hướng dẫn nhân dân phòng, chống dịch bệnh; hạn chế những thiệt hại do dịch bệnh hại gây ra cho cây trồng.

Người dân thôn Nà Han, xã Yên Định chăm sóc cây ngô vụ Xuân.
Người dân thôn Nà Han, xã Yên Định chăm sóc cây ngô vụ Xuân.

Với phương châm “Phát hiện sớm, phòng là chính” huyện Bắc Mê kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng từ cấp huyện đến cấp xã; làm tốt khâu xử lý đất trước khi gieo trồng; vận động nhân dân dùng giống cây trồng có năng suất, chất lượng để gieo trồng; gieo trồng đúng thời vụ, tập trung, đồng loạt để tránh chu kỳ phát sinh, phát triển của sâu bệnh; vệ sinh đồng ruộng, sử dụng phân bón với mật độ hợp lý và các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, tăng sức đề kháng; thường xuyên kiểm tra cây trồng kịp thời phát hiện, hạn chế sự phát sinh của sinh vật gây hại, bảo vệ và phát triển sinh vật có ích; bố trí kinh phí để 100% cán bộ khuyến nông thôn, bản được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, công tác bảo vệ thực vật, nhận biết đặc điểm và biện pháp phòng trừ các loại sinh vật gây hại mới trên cây trồng; chỉ đạo cán bộ chuyên môn thường xuyên nắm bắt tình hình đồng ruộng, khi có dịch hại xảy ra cần áp dụng các biện pháp phòng trừ kịp thời; coi trọng biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, vật lý, cơ giới và kinh nghiệm truyền thống của nhân dân; sử dụng biện pháp hóa học khi dịch hại gia tăng mạnh và có nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng theo đúng quy định; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn cho người sản xuất về nhận biết sinh vật gây hại, các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng và phòng trừ dịch bệnh hại…

Đồng chí Lý Hải Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Mê cho biết: Phòng, chống dịch được huyện thực hiện theo nguyên tắc “phòng là chính, thực hiện sớm, kết luận nhanh chóng, chính xác, trừ sớm tập trung, triệt để”. Công tác phòng, chống dịch hại cây trồng là trách nhiệm chung của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, chủ động chính là ở cơ sở, trực tiếp là người nông dân. Vì vậy, để công tác phòng, chống dịch hại trên cây trồng đạt hiệu quả, huyện Bắc Mê tiếp tục tuyên truyền, vận động hướng dẫn người dân nắm bắt tình hình dịch, mức độ nguy hại của dịch bệnh, các biện pháp chống dịch; khi có dịch bệnh hại xảy ra thì khoanh vùng ổ dịch để phân loại từng đợt, từng trà, giống nhiễm, xác định địa điểm, diện tích nhiễm dịch và mức độ bị nhiễm; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định để dập dịch; những diện tích bị hại nặng không có khả năng cho thu hoạch yêu cầu chủ hộ tiêu hủy ngay, tránh lây lan; hướng dẫn các biện pháp chăm sóc cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, tăng sức đề kháng với sinh vật gây hại; khuyến cáo nông dân phục hồi lại sản xuất sau dịch hại.

Công tác phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và trách nhiệm của toàn dân, do đó phải huy động mọi nguồn lực, nhân lực tham gia; Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp cần duy trì và thường xuyên xuống cơ sở kiểm tra, đôn đốc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch hại; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cơ sở để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao.

Bài, ảnh: Hoàng Minh Hiếu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” giảm nghèo từ tín dụng chính sách

BHG - Là trụ cột trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình tín dụng chính sách (TDCS) được các cấp, ngành tích cực triển khai đã tạo ra thay đổi rõ nét trong đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

31/03/2024
Dự án Plan hỗ trợ người dân Xín Mần phát triển

BHG - Sau 3 năm triển khai tại 3 xã của huyện Xín Mần, Tổ chức Plan đã thực hiện 29 dự án, hoạt động mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân địa phương. Những dự án do Plan triển khai nhằm giúp đỡ trẻ em thiệt thòi, trọng tâm là trẻ em gái và nhóm thanh niên dân tộc thiểu số, giúp các em có cơ hội học tập, học nghề, tạo sinh kế để nâng cao đời sống cho người dân tại các địa phương khó khăn.

31/03/2024
"Đua với thời gian" trên công trình Đập dâng nước tạo cảnh quan thành phố Hà Giang

BHG - Đập dâng nước tạo cảnh quan trung tâm thành phố Hà Giang là công trình trọng điểm có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT-XH của thành phố Hà Giang và của cả tỉnh. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, trong những ngày này, hàng trăm công nhân cùng với nhiều thiết bị máy móc đang hối hả thi công, chạy đua với thời gian, đảm bảo hoàn thành các hạng mục khó, phức tạp dưới lòng sông xong trước khi lũ về (khoảng giữa tháng 4 âm lịch).

29/03/2024
Thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ

BHG - Xác định thương mại, dịch vụ là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH, thời gian qua, huyện Đồng Văn thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả, nhờ đó thương mại, dịch vụ trên địa bàn có nhiều khởi sắc, phát triển cả về số lượng, quy mô, chất lượng.

29/03/2024