Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản công

09:47, 11/08/2023

BHG - Tài sản công là cơ sở vật chất để thực hiện công tác quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công, là nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN. Thời gian qua, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và quán triệt, nâng cao ý thức, trách nhiệm đến từng tổ chức, cá nhân, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản công; ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng phí, tham nhũng và những hành vi khác xâm phạm tài sản công.

Sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (năm 2017) có hiệu lực, HĐND - UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công; quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công nhằm công khai, minh bạch, phân cấp rõ thẩm quyền trách nhiệm của đơn vị, cá nhân. Các sở, ngành, các huyện, thành phố theo phân cấp đã chủ động ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng tài sản công, đăng ký mua sắm tài sản công theo quy định. Việc xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, công khai, kiểm kê tài sản công được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc.

Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát việc quản lý, sử dụng đất thuộc Trạm truyền hình xã Nậm Dịch (Hoàng Su Phì).
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh giám sát việc quản lý, sử dụng đất thuộc Trạm truyền hình xã Nậm Dịch (Hoàng Su Phì).

Hiện nay, tổng số các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh là 1.655 đơn vị. Trong đó, cơ quan hành chính là 416 đơn vị, cơ quan Đảng là 28 đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội là 77 đơn vị, đơn vị hành chính sự nghiệp là 1.134 đơn vị. Trong giai đoạn 2018 - 2022, UBND tỉnh đã thực hiện giải quyết theo thẩm quyền 97 hồ sơ xử lý tài sản công, trong đó 2 hồ sơ thu hồi, 18 hồ sơ điều chuyển, 15 hồ sơ bán tài sản, 62 hồ sơ thanh lý tài sản công. Thực hiện mua sắm tài sản, trang thiết bị tập trung cho 77 đơn vị khối tỉnh, 24 đơn vị cấp huyện theo hình thức ký kết thỏa thuận khung với tổng giá trị dự toán là 16.283 triệu đồng; sau đấu thầu lựa chọn nhà thầu với tổng giá trị 15.931 triệu đồng (tiết kiệm so với dự toán giao cho các đơn vị là 352 triệu đồng). Thanh lý 81 xe ô tô dôi dư, hư hỏng không đảm bảo an toàn, thu nộp ngân sách trên 5 tỷ đồng.

Việc quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất được thực hiện theo thẩm quyền quy định. Từ 2018 - 2022, UBND tỉnh đã ban hành 45 quyết định về phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn với tổng số 2.807 cơ sở nhà, đất. Trong đó, giữ lại tiếp tục sử dụng 2.457 cơ sở; điều chuyển 301 cơ sở; bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất 42 cơ sở; chuyển giao về địa phương 6 cơ sở; thu hồi 1 cơ sở. Các huyện, thành phố đã tổ chức bán đấu giá thành công 37 cơ sở nhà, đất, tổng số tiền sau khi đấu giá thành là hơn 558 tỷ đồng.

Đối với tài sản công là kết cấu hạ tầng, gồm 3.050 công trình giao thông đường bộ, 2.673 công trình thủy lợi; UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, huyện, thành phố hoàn thành việc rà soát, phân loại, giao quản lý tài sản, để thực hiện việc quản lý, sử dụng, khai thác và bảo trì tài sản theo quy định; góp phần phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH và đảm bảo đời sống dân sinh.

Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động quản lý, sử dụng tài sản công trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế như: Việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước đã được thực hiện, nhưng vẫn còn chậm, đến nay còn 1.714 cơ sở nhà, đất chưa được phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý. Vẫn còn tình trạng đất của một số doanh nghiệp để hoang hóa nhiều năm không sử dụng, hoặc không sử dụng hết diện tích đất được giao, cho thuê lại không đúng quy định. Một số đơn vị sự nghiệp được giao đất nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất trong thời gian dài, gây lãng phí tài nguyên đất. Không ít đất của các đơn vị sự nghiệp có vị trí, lợi thế thương mại nhưng chưa có phương án sử dụng để phát huy hiệu quả.

Đến nay, toàn tỉnh còn 1.135 cơ quan, đơn vị đã đi vào hoạt động ổn định nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để theo dõi quản lý, sử dụng tài sản công. Một số trụ sở nhà làm việc cấp xã, điểm trường, hội trường thôn do thực hiện sáp nhập nên không sử dụng, dẫn đến xuống cấp, hư hỏng, lãng phí. Có tình trạng một số đơn vị sự nghiệp công lập (bệnh viện) đang sử dụng tài sản công với mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết chưa đúng quy định, chưa được UBND tỉnh phê duyệt đề án. Việc rà soát, sắp xếp, xử lý xe tô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng còn chậm, nhiều xe đã hết niên hạn sử dụng, hư hỏng nhưng chưa thanh lý. Nhiều công trình hạ tầng giao thông xuống cấp, chưa được sửa chữa...

Nhìn nhận rõ những hạn chế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chuyên môn tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công theo thẩm quyền. Rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 1.714 cơ sở nhà, đất chưa được sắp xếp lại theo quy định. Xử lý dứt điểm đối với cơ sở nhà, đất bị lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng sai mục đích hoặc để hoang hóa thời gian dài, tránh lãng phí tài nguyên đất. Xử lý nghiêm các đơn vị sự nghiệp công lập đang sử dụng tài sản công với mục đích cho thuê, kinh doanh không đúng quy định. Chấn chỉnh công tác mua sắm tài sản từ dự toán chi thường xuyên, đảm bảo tính cạnh tranh, công khai, minh bạch, tiết kiệm...

Bài, ảnh: NGUYỄN PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"3 khó" trong xây dựng Nông thôn mới theo tiêu chí mới
BHG - Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 và 1 năm thực hiện Nghị quyết số 28 của BCH Đảng bộ tỉnh, toàn tỉnh hiện có 48/175 xã đạt chuẩn NTM, chỉ đạt 27% mục tiêu; 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 14,3% mục tiêu; có 37 thôn đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM, đạt 4,6% mục tiêu.
31/07/2023
Vượt khó trong nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025
BHG - Trong nửa đầu nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Agribank tỉnh Hà Giang lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ Agribank chi nhánh tỉnh Hà Giang luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, hướng dẫn về nghiệp vụ của ngành cùng với sự đoàn kết thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc Agribank Hà Giang đã vượt khó để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
30/07/2023
An toàn để sản xuất sản xuất phải an toàn
BHG - Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn; bởi nó không chỉ để lại hậu quả trực tiếp với người lao động mà còn mang đến hệ lụy xấu cho gia đình, thậm chí là xã hội. Do đó, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những giải pháp chiến lược được tỉnh ta đặc biệt quan tâm thực hiện. Bởi đây chính là “chìa khóa” bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, giúp họ an toàn để sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
29/07/2023
Phòng giao dịch Agribank Bắc Vị xuyên đơn giản hóa thủ tục cho vay
BHG - Phòng giao dịch Bắc Vị Xuyên là Phòng giao dịch trực thuộc Agribank Chi nhánh huyện Vị Xuyên hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Agribank chi nhánh huyện Vị Xuyên và Agribank Chi nhánh Hà Giang, có trụ sở tại tổ 17, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang. Hoạt động kinh doanh trên địa bàn: Thành phố Hà Giang, xã Phong Quang, Kim Linh, Kim Thạch, Tùng Bá, Thuận Hòa, Phú Linh, Minh Tân...
28/07/2023