Nghĩa Thuận nâng cao tiêu chí thu nhập cho người dân

09:47, 11/08/2023

BHG - Nghĩa Thuận là xã vùng cao, biên giới của huyện Quản Bạ, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự lãnh đạo, quản lý sát với thực tiễn cơ sở của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự chung sức đồng lòng, tinh thần cần cù, sáng tạo và ý chí vượt khó đi lên của nhân dân, đến nay diện mạo của xã đã dần đổi thay.

Là một trong những xã vùng 3 của huyện Quản Bạ, xã Nghĩa Thuận có 7 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mông và Nùng chiếm 90%. Toàn xã có 9 thôn, với 5 thôn giáp biên có đường biên giới dài 15,247 km.

Cán bộ khuyến nông xã Nghĩa Thuận hướng dẫn người dân chăm sóc cây Hồng không hạt.
Cán bộ khuyến nông xã Nghĩa Thuận hướng dẫn người dân chăm sóc cây Hồng không hạt.

Trong những năm qua, để thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã Nghĩa Thuận triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, phát huy sức mạnh toàn dân để thực hiện hiệu quả các nghị quyết, đề án của huyện về phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Sân Tiến Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận cho biết: “Hàng năm xã đưa ra những chỉ tiêu và kế hoạch phát triển cụ thể cho từng loại cây trồng, vật nuôi. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi đất trồng ngô kém năng suất sang trồng cây ăn quả ôn đới và những cây màu phù hợp; sử dụng các giống mới và tập trung phát triển đàn gia súc. Chỉ đạo các ngành, đoàn thể thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân thi đua xây dựng Nông thôn mới”… Từ đó giúp thay đổi tư duy, nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo”.

Với đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi, bởi vậy kinh tế nông, lâm nghiệp được xã xác định là chủ lực. Trong 6 tháng đầu năm 2023, các chỉ tiêu về sản xuất nông, lâm nghiệp của xã cơ bản đạt và vượt kế hoạch giao. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng là 1.022 ha; cây ngô 396 ha; rau, đậu các loại 115 ha; cây dược liệu 110 ha…

Được xác định là một trong những loại cây trồng thế mạnh của địa phương có giá trị kinh tế cao, cây Hồng không hạt được quan tâm, mở rộng diện tích. Đến nay, xã đã  trồng được 245 ha, trong đó 80 ha đang cho thu hoạch với năng suất ước đạt 45 tạ/ha. Năm 2017, sản phẩm Hồng không hạt đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Điều này đã mở ra một cơ hội lớn để quảng bá hình ảnh cũng như nâng cao danh tiếng và bảo vệ những giá trị chất lượng, nguồn gốc sản phẩm.

Từ việc trồng cây Hồng không hạt, nhiều hộ dân có thu nhập từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, điển hình như gia đình ông Hồ Dền Quẩy, thôn Pả Láng; Mai Xuân Sèng, thôn Na Lình; Don Phù Sần, thôn Phín Ủng…

Chăn nuôi cũng là hướng phát triển kinh tế hiệu quả của xã Nghĩa Thuận, các hội, đoàn thể xã thường xuyên phối hợp với các đơn vị chuyên môn tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm tới nhân dân, triển khai tiêm phòng theo đúng kế hoạch đề ra. Nhờ đó, đàn gia súc, gia cầm của xã luôn ổn định. Hiện nay, toàn xã có 598 con trâu, 1.384 con bò, 32 con ngựa, 3.600 con lợn, 380 con dê, 242 tổ ong, gia cầm 16.000 con. Đây là nguồn lợi kinh tế không nhỏ của nhiều hộ dân trên địa bàn.

Nhờ việc đẩy mạnh phát triển nông, lâm nghiệp, chăn nuôi đã góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Dẫu còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự nỗ lực của nhân dân trong phát triển kinh tế, tin rằng bà con vùng cao biên giới xã Nghĩa Thuận sẽ xây dựng được các mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Nguyễn Dịu


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"3 khó" trong xây dựng Nông thôn mới theo tiêu chí mới
BHG - Sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 và 1 năm thực hiện Nghị quyết số 28 của BCH Đảng bộ tỉnh, toàn tỉnh hiện có 48/175 xã đạt chuẩn NTM, chỉ đạt 27% mục tiêu; 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt 14,3% mục tiêu; có 37 thôn đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM, đạt 4,6% mục tiêu.
31/07/2023
Vượt khó trong nửa nhiệm kỳ 2020 – 2025
BHG - Trong nửa đầu nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Agribank tỉnh Hà Giang lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ Agribank chi nhánh tỉnh Hà Giang luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền địa phương, hướng dẫn về nghiệp vụ của ngành cùng với sự đoàn kết thống nhất, lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Giám đốc Agribank Hà Giang đã vượt khó để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
30/07/2023
An toàn để sản xuất sản xuất phải an toàn
BHG - Tai nạn lao động là điều không ai mong muốn; bởi nó không chỉ để lại hậu quả trực tiếp với người lao động mà còn mang đến hệ lụy xấu cho gia đình, thậm chí là xã hội. Do đó, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường làm việc, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một trong những giải pháp chiến lược được tỉnh ta đặc biệt quan tâm thực hiện. Bởi đây chính là “chìa khóa” bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe cho người lao động, giúp họ an toàn để sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
29/07/2023
Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài sản công
BHG - Tài sản công là cơ sở vật chất để thực hiện công tác quản lý Nhà nước, cung cấp dịch vụ công, là nguồn lực quan trọng phục vụ phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN. Thời gian qua, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và quán triệt, nâng cao ý thức, trách nhiệm đến từng tổ chức, cá nhân, góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản công; ngăn chặn, đẩy lùi thất thoát, lãng phí, tham nhũng và những hành vi khác xâm phạm tài sản công.
11/08/2023