Cần cơ chế hỗ trợ ngành chè Bắc Quang đứng vững trong đại dịch

08:30, 18/06/2021

BHG - Bắc Quang hiện có trên 5.900 ha chè. Sản lượng chè búp tươi hàng năm ước đạt gần 25.000 tấn. Thời gian gần đây, ngành sản xuất, chế biến chè của huyện gần như chững lại. Hàng vạn gia đình trồng chè của huyện đang gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ. Làm thế nào để người trồng chè sống được nhờ cây chè đang rất cần một đáp án trong mùa dịch CoVid – 19.

Công nhân Công ty chè Hùng An thu hái chè.
Công nhân Công ty chè Hùng An thu hái chè.

Tạm chia Bắc Quang thành 2 vùng trồng chè. Chè trồng vùng thấp tập trung chủ yếu ở các xã: Tiên Kiều, Vĩnh Hảo, Hùng An, Vĩnh Tuy, Đông Thành... Chè trồng vùng cao chủ yếu là chè Shan tuyết cổ thụ ở các xã: Tân Lập, Tân Thành và một số ít diện tích nằm ở xã Đức Xuân. Giá thu mua chè búp tươi cũng chia làm thành 2 nhóm giá khác nhau. Chè vùng thấp dao động từ 2.200 – 3.000 đồng/kg; vùng cao từ 8.000 – 12.000 đồng/kg. Với giá bán chè búp tươi như giai đoạn này, người trồng chè gặp rất nhiều khó khăn vì giá bán “thấp hơn giá thành”. Cụ thể, người hái chè vùng cao nếu hái giỏi, mỗi ngày công cũng chỉ hái được khoảng 20 – 25 kg, bán được khoảng 200.000 đồng. Trong khi đó, thuê nhân công hái chè mỗi ngày phải trả khoảng 220.000 đồng. Tiền công trả cho việc hái chè tại vùng thấp ít nhất từ 200.000 – 250.000 đồng. Khi đó, người hái chè giỏi cũng chỉ hái được mỗi ngày khoảng 45 – 50 kg chè búp tươi, bán được khoảng 120.000 đồng. Người trồng chè lỗ khoảng 120.000 đồng/kg, chưa tính đến công chăm sóc. Thực trạng đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người trồng chè, nhất là người trồng chè vùng thấp trong giai đoạn hiện nay.

Nông dân xã Tiên Kiều thu hái chè.
Nông dân xã Tiên Kiều thu hái chè.

Tại sao giá thu mua chè búp nguyên liệu hiện nay lại xuống quá thấp? Tìm hiểu thực tế cho thấy: Dịch Covid – 19 đã làm ảnh hưởng rất lớn đối với công tác thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Hảo, Hoàng Văn Xuân cho biết: Giá bán chè búp tươi tại Vĩnh Hảo, Tiên Kiều chỉ còn 2.000 đồng/kg. Với giá hiện tại, người trồng chè đang bỏ mặc cây chè vì không có thu nhập để tái sản xuất. Chính quyền xã Vĩnh Hảo, Tiên Kiều đang kêu gọi các nhà đầu tư thu mua, chế biến chè cho người dân mà không có kết quả. Rất sợ người dân bỏ mặc gần 800 ha chè không thu hái, không chăm sóc, gây tổn thất lớn cho ngành chè trong xã. Đối với các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu chè không dám thu mua chè nguyên liệu. Giám đốc Công ty Cổ phần chè Hùng An, Nguyễn Văn Hà cho biết: Khó khăn lớn nhất doanh nghiệp gặp phải hiện nay là các thị trường nhập khẩu chè thế giới đang phải đối phó với dịch Covid – 19, buộc đóng cửa thị trường, đóng cảng biển. Khó khăn tiếp theo là giá thuê công - ten- nơ chở hàng tăng quá cao, khoảng 1.500 – 1.700 USD/công - ten - nơ, tăng khoảng 32 – 35 triệu VNĐ so với trước khi có dịch. Công ty Cổ phần chè Hùng An hiện có hơn 250 ha chè đang cho thu hoạch. Từ đầu vụ đến nay, Công ty đã thu mua, chế biến và bỏ tồn kho trên 500 tấn sản phẩm vì không thể xuất khẩu. Để giải quyết công ăn, việc làm cho lao động, doanh nghiệp đã phải thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng để thu mua sản phẩm, trả lương cho người lao động. Rất khó có thể trụ vững đến cuối năm nay nếu Nhà nước không hỗ trợ doanh nghiệp và dịch Covid -19 không được kiểm soát cả trong nước và trên thế giới.

Tình trạng khó khăn trên của chè Hùng An cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu chè tại Bắc Quang trong giai đoạn này.

Đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận người trồng chè, người thu mua, chế biến chè kêu khó về nghề họ đã lựa chọn. Kêu khó là điều hiếm gặp, và là điều chưa từng được ghi nhận đối với nông dân làm chè, doanh nghiệp kinh doanh chè từ trước đến nay. Tuy nhiên, có 3 điều bất lợi và gần như bất khả kháng mà loài người phải đối mặt đó là: Thiên tai – địch hoạ - dịch bệnh. Do đó, các cấp, ngành của tỉnh, huyện cần hỗ trợ kịp thời cho người nông dân, doanh nghiệp trong đại dịch Covid hiện nay là điều cần làm. Mong rằng, các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của tỉnh, huyện cần sớm có giải pháp hỗ trợ người trồng chè, các doanh nghiệp thu mua, chế biến chè vượt qua khó khăn để duy trì sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho hàng vạn hộ nông dân, công nhân lao động ngành chè vượt qua khó khăn do đại dịch Covid - 19.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng


Cùng chuyên mục

Những đảng viên đi đầu phát triển kinh tế

BHG - Năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, nhiều đảng viên trong tỉnh đã tiên phong làm gương cho quần chúng noi theo, thể hiện được tinh thần trách nhiệm trong mọi lĩnh vực. Những tấm gương đảng viên đi đầu trong phát triển kinh tế mang lại hiệu quả thiết thực, trở thành điểm tựa, làm tiền đề thúc đẩy phát triển KT - XH ở địa phương.

17/06/2021
Lê Văn Bẩy tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế

BHG - Anh Lê Văn Bẩy, sinh năm 1966 tại tỉnh Phú Thọ. Lên thôn Nậm Mái, xã Kim Ngọc (Bắc Quang) lập nghiệp đã hơn 20 năm. Lăn lộn với đủ nghề kiếm sống và đến nay trở thành một ông vua trồng rừng với khoảng 450 ha. Cách đây hơn 1 năm, anh Bẩy lại chọn thêm nghề ương, nuôi Ốc nhồi thương phẩm, cá Coi đưa vào sổ tay làm kinh tế của gia đình.

17/06/2021
Chi trả dịch vụ bảo vệ môi trường rừng cho người dân hai thôn Thượng Sơn và Nà Chang

BHG - Sáng 17.6, Qũy Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh phối hợp cùng Bưu điện tỉnh chi trả trên 35,7 triệu đồng tiền dịch vụ bảo vệ môi trường rừng cho 43 hộ dân thôn Thượng Sơn và gần 14,2 triệu đồng cho 71 hộ thôn Nà Chang, thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ). Đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân nơi đây về công tác bảo vệ, phát triển rừng, các chính sách người dân được thụ hưởng. 

17/06/2021
Nâng tầm kinh tế vườn hộ ở Thuận Hòa

BHG - Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh đã đi sâu vào thực tiễn từ vùng thấp đến vùng cao núi đá của tỉnh; nhiều xã vùng 3 gian khó như Thuận Hòa (Vị Xuyên) người dân mừng vui, phấn khởi khi những mảnh vườn cằn cỗi, không có giá trị nay đã được phủ xanh bằng những vườn rau, củ xanh mướt; những vườn cây ăn trái ra hoa sai trĩu; báo hiệu mùa thu hoạch đạt sản lượng cao, giúp nâng tầm kinh tế vườn hộ.

16/06/2021