Dân vận khéo góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

11:25, 11/03/2021

BHG - Nhờ đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã lan tỏa sâu rộng trong cả hệ thống chính trị, thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia với 383 mô hình hoạt động hiệu quả được nhân rộng trên toàn tỉnh. Qua đó, cổ vũ động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đẩy mạnh phát triển KT-XH. 

Nuôi ong mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Vừ Mí Hồng, thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám (Quản Bạ).
Nuôi ong mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Vừ Mí Hồng, thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám (Quản Bạ).

Với phương châm “cấp ủy nắm thôn, đảng viên nắm hộ”, thời gian qua các huyện, thành phố có nhiều giải pháp triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2018 – 2020 theo kế hoạch số 307 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cơ sở. Qua đó, phát huy hiệu quả vai trò của cả hệ thống chính trị trong triển khai phong trào thi đua. Trong giai đoạn 2018-2020, nhiều mô hình Dân vận khéo trong lĩnh vực phát triển kinh tế được nhân dân triển khai và mang lại hiệu quả thiết thực. Người dân đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế hộ, hợp tác xã; tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động; thực hiện dồn điền, đổi thửa được 338,3 ha. Tổ chức lại sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào các mô hình cây trồng, vật nuôi cho giá trị kinh tế cao. Đã xây dựng được 1.088 mô hình, nhiều mô hình được nhân rộng, mang lại thu nhập cao cho người dân như: Mô hình trồng cây ăn quả, cây Thảo quả, dược liệu của hộ ông Ma Seo Vần, thôn Bản Péo, xã Nậm Dịch (Hoàng Su Phì) cho thu nhập trên 600 triệu đồng/năm. Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới của nông dân xã Đạo Đức (Vị Xuyên); mô hình nuôi Gà xương đen, chim bồ câu (Quản Bạ); mô hình nuôi hươu lấy nhung, hươu sinh sản ở thôn Hạ, xã Bằng Lang (Quang Bình); mô hình nuôi lợn nái sinh sản ở thôn Chứ Phìn, xã Sủng Trái (Đồng Văn); mô hình vườn, ao, chuồng ở thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang)… 

Trong phong trào thi đua xây dựng Nông thôn mới (NTM) đã thu hút được nhiều nguồn lực từ nhân dân, với các điển hình và cách làm hiệu quả trong vận động nhân dân hiến đất làm đường, xây dựng các công trình phúc lợi, đóng góp tiền và ngày công lao động… Kết quả, thành phố Hà Giang và hơn 40 xã trong toàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM; đã quy tụ, sắp xếp 4.777 hộ dân sống rải rác ở các sườn núi cao, vùng thiên tai về sống tập trung tại các thôn, bản gắn với NTM. Đặc biệt, Chương trình xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo đã thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội, có trên 3.400 hộ được xây dựng nhà ở kiên cố. Chất lượng giáo dục, tỷ lệ học sinh chuyển lớp, chuyển cấp, tỷ lệ huy động trẻ đến trường được nâng lên. Công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,22%/năm. Đời sống văn hóa, tinh thần của người dân được nâng lên, đã thành lập được “Hội nghệ nhân dân gian” ở các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống được các địa phương quan tâm khôi phục, giữ gìn và phát huy. Tiêu biểu có các mô hình Dân vận khéo như: “Xóm đạo dòng họ Sùng văn minh không có tội phạm và tệ nạn xã hội” của thôn Mỏ Phìn, xã Chiến Phố (Hoàng Su Phì), “4 không” (không tảo hôn, không sinh con thứ 3, không vi phạm pháp luật, không đánh bắt cá tự do) ở thôn Pắc Pèng, xã Xuân Minh (Quang Bình); “Không tảo hôn và kết hôn cận huyết thống” của thôn Quán Dín Ngài, thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn); “Vận động các hộ theo đạo quay trở lại lập bàn thờ tổ tiên theo phong tục tập quán” của các xã Tát Ngà, Sủng Trà, Niêm Sơn, Niêm Tòng, Sủng Máng, Lũng Chinh, Khâu Vai (Mèo Vạc)… 

Phong trào “Dân vận khéo” trong lĩnh vực QP - AN được triển khai sâu rộng với nhiều mô hình tiêu biểu như: “Cổng chợ văn minh”, “Cổng trường an toàn giao thông”, “Trường học không có bạo lực học đường”, “Trường học không có ma túy”, “Khu trọ an toàn về an ninh trật tự”… của thành phố Hà Giang; mô hình “Dòng họ tự quản về an ninh trật tự”, “Thôn, xóm bình yên, gia đình hạnh phúc” của huyện Quang Bình; mô hình “Phòng, chống đấu tranh mua, bán người” của huyện Đồng Văn; mô hình “Chi hội phụ nữ không có tệ nạn xã hội”, “Chi hội phụ nữ không có con em vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội” của Hội LHPN… Từ đó góp phần đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ngành với chính quyền cơ sở, thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 

Bên cạnh đó, phong trào thi đua trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đặc biệt quan tâm với các nội dung như: Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác xây dựng đảng, hệ thống chính trị; vận động nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội; góp ý vào văn kiện đại hội Đảng các cấp… Điển hình như huyện Vị Xuyên có mô hình “Xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh” của thôn Bản Tàn, xã Trung Thành, thôn Bản Sáng, xã Linh Hồ. Mô hình “Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chỉ thị, nghị quyết của Đảng”, “Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ dân vận thôn, tổ dân phố” của xã Lũng Cú (Đồng Văn); mô hình “Sinh hoạt chi bộ mẫu luân phiên tại các chi bộ thôn, bản” của huyện Bắc Mê… Đồng thời, chính quyền các cấp đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, làm tốt công tác cải cách hành chính; đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. 

Thông qua phong trào “Dân vận khéo” đã giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần vào phát triển KT-XH tại địa phương, thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng các cấp đề ra. 

Bài, ảnh: LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị vào cuộc giúp dân cải tạo vườn tạp

BHG - Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn có thu nhập khá cho trên 6.500 hộ, tương ứng trên 6.500 vườn.

28/02/2021
Tân Lập tập trung tháo "nút thắt" để phát triển

BHG - Chủ tịch UBND xã Tân Lập (Bắc Quang), Tống Xuân Ngự rãi bày: Kết thúc năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo ở xã còn 124 hộ, chiếm 24,3%, cận nghèo còn 121 hộ, chiếm 23,7%. Đa số cái nghèo và cận nghèo lại nằm trong nút thắt cổ chai "không đập vỡ" thì không thể thoát ra được…!

27/02/2021
Quản Bạ cả hệ thống chính trị "bắt tay" vào cải tạo vườn tạp

BHG - Ngay sau khi Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp được ban hành, huyện Quản Bạ đã xây dựng Nghị quyết về thực hiện Chương trình cải tạo vườn tạp, giai đoạn 2021 – 2025 và thành lập Ban chỉ đạo với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn có thu nhập khá cho trên 500 hộ, với trên 500 vườn.

 

10/03/2021
Trung tâm Khoa học kỹ thuật Giống cây trồng Đạo Đức hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp

BHG - Trong kế hoạch tổ chức triển khai thí điểm Đề án cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ, UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo cách nhận biết, lựa chọn các bộ giống cây, con tốt vào sản xuất; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để cho năng suất cao, chất lượng tốt... Thực hiện nhiệm vụ trên, thời gian qua, Trung tâm Khoa học kỹ thuật (KHKT) Giống cây trồng Đạo Đức (Sở NN-PTNT) đã tích cực cử cán bộ hướng dẫn người dân cải tạo vườn tạp.

 

09/03/2021