Hà Giang

Quản Bạ cả hệ thống chính trị "bắt tay" vào cải tạo vườn tạp

09:30, 10/03/2021

BHG - Ngay sau khi Nghị quyết số 05 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp được ban hành, huyện Quản Bạ đã xây dựng Nghị quyết về thực hiện Chương trình cải tạo vườn tạp, giai đoạn 2021 – 2025 và thành lập Ban chỉ đạo với mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn có thu nhập khá cho trên 500 hộ, với trên 500 vườn.

Lãnh đạo Sở NN&PTNT, huyện Quản Bạ kiểm tra vườn của người dân xã Thanh Vân được cải tạo.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT, huyện Quản Bạ kiểm tra vườn của người dân xã Thanh Vân được cải tạo.

Xác định trong 5 năm tới Quản Bạ vẫn là huyện nông nghiệp với những tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực phong phú, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là trên 11.200 ha. Trước thực tế tại địa phương còn nhiều diện tích vườn tạp chủ yếu là đá, đất xen lẫn đá; hầu hết các hộ đều để một phần diện tích vườn quanh nhà hoang hóa hoặc trồng cây có giá trị kinh tế thấp, chưa có định hướng, gây lãng phí nguồn tài nguyên đất. Loại hình vườn này bao gồm chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, một số vườn có cây rau tạp, cây ăn quả xen lẫn như: hồng, lê, đào, mận… Các cây trồng và chuồng trại không có quy hoạch, chưa mang lại giá trị kinh tế, cũng như đáp ứng được nhu cầu về rau và thực phẩm cho gia đình. Do đó, huyện Quản Bạ đã có chỉ đạo nâng cao giá trị vườn trong nhân dân, trong đó tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để vận động toàn thể nhân dân thực hiện cải tạo vườn tạp gắn với xây dựng Nông thôn mới, nhằm giải quyết việc làm, giúp bà con có thu nhập ổn định từ kinh tế vườn, nâng cao đời sống.

Để tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, huyện Quản Bạ đã tập trung tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục tiêu, ý nghĩa của chương trình cải tạo vườn tạp. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội để vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực hưởng ứng trở thành phong trào thi đua, làm lan tỏa sâu rộng việc cải tạo vườn tạp trong toàn huyện. Đặc biệt chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, vai trò của người đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ. Đưa chương trình cải tạo vườn tạp vào nghị quyết của cấp ủy các cấp; có trong kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm hàng năm của chính quyền địa phương. Từ đó, huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc, hướng dẫn người dân, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo cải tạo vườn tạp bằng những việc làm thiết thực.

Về nguồn vốn hỗ trợ, huyện tập trung mọi nguồn lực được phân cấp và vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương, của tỉnh để thực hiện hỗ trợ cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ cho người dân. Trong đó, lồng ghép các nguồn vốn được phân cấp như Nghị quyết 88/2019/QH14 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác, kinh phí từ nguồn vận động xã hội hóa. Việc vận dụng cơ chế, chính sách bám sát nội dung của Nghị quyết số 58 của HĐND tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện. Bên cạnh đó là tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất thâm canh cây trồng cho nhân dân, tổ chức tham quan học hỏi các mô hình điển hình tốt ở trong và ngoài huyện để áp dụng vào tổ chức sản xuất. Tổ chức lãnh đạo thực hiện cải tạo vườn tạp, sắp xếp lại vườn hộ, cơ cấu lại giống cây trồng, vật nuôi; trồng các loại cây, con ngắn ngày như rau, củ, quả, nấm, cây dược liệu; phát triển chăn nuôi lợn, dê, gia cầm, thủy sản; hỗ trợ giống cây, con,  khoa học kỹ thuật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, có liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp trong bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm. Cải tạo vườn tạp gắn với phát triển du lịch ở những vùng có điều kiện bằng các loại hình homestay gắn với dịch vụ du lịch trải nghiệm. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí lại cấu trúc không gian vườn hộ một cách hợp lý, khoa học, phù hợp với quy mô thực tiễn từng hộ, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn “xanh - sạch - đẹp”. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, khuyến nông và tiêu thụ sản phẩm.

Việc tập trung chỉ đạo, triển khai Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ để tạo sinh kế cho người dân gắn với giảm nghèo và xây dựng Nông thôn mới sẽ là cơ hội cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo và vươn lên làm giàu trong giai đoạn tới.

Bài, ảnh:  LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị vào cuộc giúp dân cải tạo vườn tạp

BHG - Nghị quyết 05 của BCH Đảng bộ tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025, cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn có thu nhập khá cho trên 6.500 hộ, tương ứng trên 6.500 vườn.

28/02/2021
Nghị quyết 05 về cải tạo vườn tạp, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững (Phần 3)

BHG – Tiếp theo nội dung giới thiệu Nghị quyết 05 về cải tạo vườn tạp, phát triến kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025. Trong chương trình tiếp theo này, Báo Hà Giang điện tử sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn phần 3 lớn, NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YÉU của Nghị quyết 05.

27/02/2021
Nghị quyết 05 về cải tạo vườn tạp, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững (Phần 2)

BHG - Ở phần trước, Báo Hà Giang điện tử đã giới thiệu đến quý vị và các bạn phần I lớn: Thực trạng kinh tế vườn hộ trong Nghị quyết Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về cải tạo vườn tạp, phát triến kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025. Tiếp theo trong chương trình này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu phần hai lớn, Quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết 05.

 

26/02/2021
Thay đổi tư duy trồng trọt trên chính mảnh vườn của mình

BHG - Kinh tế vườn hộ thời gian qua chưa được phát huy, còn để vườn tạp; việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa hợp lý; tập quán canh tác còn truyền thống, năng suất thấp nhưng chưa được lãnh, chỉ đạo; chưa chú trọng chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp nên giá trị kinh tế từ vườn hộ rất thấp, chưa tạo thu nhập bền vững cho người dân…

 

25/02/2021