Hoàng Văn Duy, thành công từ chăn nuôi gà thương phẩm

09:36, 26/09/2019

BHG - Trong những năm gần đây, phong trào phát triển kinh tế, khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình ngày càng được đông đảo giới trẻ hưởng ứng tích cực. Nhiều thanh niên với hai bàn tay trắng đã trở thành những tấm gương tiêu biểu làm kinh tế giỏi tại địa phương, điển hình trong phong trào này đó là mô hình chăn nuôi gà thương phẩm của anh Hoàng Văn Duy, thôn Tân Bể, xã Tiên Yên (Quang Bình).

Đàn gà nhà anh Hoàng Văn Duy ngày càng phát triển, cho thu nhập ổn định
Đàn gà nhà anh Hoàng Văn Duy ngày càng phát triển, cho thu nhập ổn định

Anh Hoàng Văn Duy, sinh năm 1986, tại thôn Tân Bể, xã Tiên Yên, đến tuổi trưởng thành và lập gia đình, vì gia đình kinh tế khó khăn, hai vợ chồng anh quyết định vào Nam làm công nhân để kiếm vốn lập nghiệp. Năm 2015 trở về quê hương sau nhiều năm bôn ba, lăn lộn làm công nhân tại các công ty trong Sài Gòn, với số vốn nhất định hơn 50 triệu đồng, anh Duy trăn trở làm gì để phát triển kinh tế gia đình. Với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất nơi mình sinh ra, nhận thấy với quỹ đất gia đình vốn có, cộng thêm sự ủng hộ, động viên tinh thần của hai bên gia đình, anh đã đi thăm quan nhiều mô hình kinh tế tại các địa phương và bắt đầu tìm hiểu về các giống gà phù hợp với tình hình của địa phương mình. Bước đầu, với số vốn hiện có anh mạnh dạn đầu tư nuôi gà thương phẩm, khởi đầu anh đã mua 1.000 con giống. Những năm đầu mới bắt tay vào chăn nuôi gà, thiếu vốn, kinh nghiệm chăn nuôi còn ít, nên ước mơ hình thành một trang trại chăn nuôi, cung cấp thực phẩm sạch cũng như mong ước lai tạo giống gà gặp rất nhiều khó khăn, tưởng chừng phải bỏ dở. Nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ, không khuất phục trước khó khăn, thêm vào đó là nhận thấy việc phát triển kinh tế từ chăn nuôi, trồng trọt đang được cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể chú trọng, quan tâm.

Đầu năm 2017, sau khi được BCH Đoàn xã tạo điều kiện cho đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, anh mạnh dạn vay thêm vốn theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh để mua thêm con giống và cải tạo hai quả đồi, mở rộng thêm diện tích chăn nuôi và trồng trọt. Nhờ vào sự cần cù, chịu khó, ham học hỏi cũng như nắm vững kỹ thuật chăn nuôi, đàn gà của anh ngày một phát triển tốt và ổn định, quy mô ngày càng được nhân rộng. Với mục đích phát triển mô hình gà thịt không sử dụng các chất cấm, các chất tạo nạc. Ngoài sử dụng cám, anh còn tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn như thóc, ngô, rau…từ đó, quy mô đàn gà ngày càng nhân rộng và phát triển ổn định, đến nay đã phát triển lên đến hơn 4.000 con gà, với ba lứa gà mỗi năm, giá bán trung bình từ 65 – 70 nghìn đồng/kg, trừ các loại chi phí, ước tính mỗi năm anh thu nhập hơn 300 triệu đồng.

  Không chỉ dừng lại ở đó, anh còn cải tạo lại đất vườn, trồng ớt và các loại cây ăn quả, đào ao thả cá và chăn nuôi lợn. Đến nay, với việc phát triển ổn định trang trại của mình, anh cũng vận động các thành viên trong gia đình cũng như bà con nhân dân trong xã phát triển chăn nuôi gia đình, với kinh nghiệm và tạo dựng thương hiệu, trang trại gà của anh đã và đang cung cấp con giống cho các hộ chăn nuôi trong và ngoài địa phương, cũng như cung cấp được nguồn thực phẩm sạch cho các huyện vùng cao và lân cận.

Tâm sự với chúng tôi, anh Duy chia sẻ: “Từ khi được Đoàn xã tạo điều kiện cho tôi đi tập huấn các lớp về chăn nuôi cũng như được đi thăm quan các mô hình phát triển kinh tế tại các địa phương khác, qua tìm tòi học hỏi và tham khảo sách, báo, mạng internet, đến nay mô hình trang trại gà của tôi phát triển rất ổn định, cho thu nhập hơn nhiều so với trước đây, sau đó cũng phát triển mở rộng quy mô chăn nuôi hơn nữa, thành lập HTX chăn nuôi gà và cung cấp thực phẩm sạch…”

Bên cạnh việc tích cực tham gia phát triển kinh tế, anh Hoàng Văn Duy còn thường xuyên tham gia các hoạt động tại địa phương. Bằng những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá trình làm kinh tế, anh luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ những đoàn viên, thanh niên có khát vọng và ý tưởng làm giàu trên mảnh đất quê hương. Có thể khẳng định với ý chí quyết tâm, dám nghĩ, dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, đến nay mô hình trang trại gà thương phẩm của anh Hoàng Văn Duy đã và đang phát triển ổn định, bước đầu gặt hái được thành công. Qua đó, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ học tập và noi theo.

Bài, ảnh: Vân Anh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển sản xuất nhờ nguồn vốn vay ưu đãi

BHG - Trong những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước và các chính sách ưu đãi về vốn vay, đặc biệt là nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh; bà con dân tộc thiểu số vùng biên giới Mèo Vạc đã và đang có thêm điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất cũng như từng bước thoát nghèo bền vững. Qua đó, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn vùng biên.

 

 

26/09/2019
Mèo Vạc công bố hết dịch tả lợn châu Phi

BHG - Ngày 26.5, huyện Mèo Vạc xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại hộ ông Hoàng Văn Thèn, thôn Phìn Lò, xã Sơn Vĩ. Sau đó, dịch lan sang địa bàn các xã: Niềm Sơn, Giàng Chu Phìn, Xín Cái. Tổng số lợn chết và tiêu hủy 70 con, trọng lượng 3.743,5 kg.

 

26/09/2019
Cựu chiến binh Lý Mý Sỳ dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế

BHG - Được giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình cựu chiến binh (CCB) Lý Mý Sỳ, thôn Sán Trồ, xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ) là người dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế của xã. Thời điểm này, trong chuồng nhà ông luôn có những con trâu, bò khỏe mạnh và béo tốt. Qua đó cho chúng tôi cảm nhận được hình ảnh về những tấm gương của Bộ đội Cụ Hồ, không cam chịu đói, nghèo vươn lên làm giàu trên chính vùng đất đầy khắc nghiệt Bát Đại Sơn này.

 

 

26/09/2019
Agribank Hà Giang chú trọng chất lượng nguồn nhân lực

BHG - Xác định công tác đào tạo nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, trong thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Hà Giang (Agribank Hà Giàng) luôn quan tâm đầu tư cho hoạt động này; góp phần giúp Agribank đạt được những kết quả vượt trội trong hoạt động kinh doanh.

 

 

26/09/2019