Trà Khổ qua rừng - đặc sản phía Tây Xín Mần

10:10, 16/07/2019

BHG - Để tạo nên sản phẩm OCOP của địa phương, thời gian qua, huyện Xín Mần đã tích cực vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng cây Mướp đắng rừng (Khổ qua). Đồng thời, đầu tư cơ sở, thiết bị máy móc để chế biến, đóng gói sản phẩm trà từ cây Mướp đắng rừng cung cấp ra thị trường.

Mướp đắng rừng được trồng tại 13 xã, thị trấn của huyện.
Mướp đắng rừng được trồng tại 13 xã, thị trấn của huyện.

Mướp đắng rừng là loại giống cây dây leo, mọc tự nhiên ở các sườn núi, thường được người dân hái quả, chế biến các món ăn hàng ngày. Mướp đắng rừng có đặc điểm thân cây và quả cây bé, có vị đắng hơn mướp đắng thường. Nhận thấy, mướp đắng rừng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, năm 2017, huyện Xín Mần đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp - PTNT tìm và tổ chức gieo ươm làm giống. Sau khi nhân giống thành công, huyện tiếp tục chỉ đạo mở rộng diện tích trồng trên địa bàn các xã, thị trấn. Năm nay, Mướp đắng rừng được người dân 13 xã, thị trấn của huyện triển khai trồng với tổng diện tích 50 ha, năng suất trung bình đạt 5 tấn/ha. Thực hiện chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 về trồng dược liệu có giá trị kinh tế cao và hướng đến phát triển sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, huyện đã đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, máy thái, lò sấy lạnh, đóng gói và thực hiện bao tiêu sản phẩm cho người dân.

Đến thăm cơ sở chế biến Mướp đắng rừng tại thị trấn Cốc Pài đúng vào mùa thu hoạch; các nhân viên đang tất bật trong công việc thu mua quả tươi. Quả tươi được lựa chọn kỹ, sau đó làm sạch, thái lát và sấy khô, đóng gói… Chị Trần Thị Hải Tuyên, cán bộ khuyến nông huyện Xín Mần, cho biết: Sau khi đưa vào sử dụng, xưởng đã giải quyết được các vấn đề về thu mua sản phẩm cho bà con từ quả, lá, thân cây tạo nên các sản phẩm từ Mướp đắng rừng.

Sản phẩm trà Khổ qua rừng thái lát.
Sản phẩm trà Khổ qua rừng thái lát.

Hiện tại, Xín Mần đang tập trung phát triển 2 sản phẩm từ quả Mướp đắng rừng đó là trà Khổ qua rừng thái lát và trà Khổ qua rừng túi lọc. Sản phẩm trà Khổ qua rừng thái lát được đóng gói và hút chân không, mỗi túi có khối lượng 200 g, bán ra thị trường với giá 100 nghìn đồng/túi; trà túi lọc bán với giá 50 nghìn đồng/hộp, mỗi hộp 25 gói nhỏ. Các sản phẩm được chế biến, đóng gói cẩn thận và gắn nhãn mác, mã vạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình được sản xuất chế biến tại chỗ và tuân thủ nghiêm ngặt từ trồng, chăm sóc, chế biến nên khi sử dụng người dùng vẫn cảm nhận được hương vị tự nhiên.

Theo y học cổ truyền, Mướp đắng rừng có công dụng hỗ trợ tốt cho người bị tiểu đường, gút, máu nhiễm mỡ, ngăn ngừa các khối u, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt rất tốt cho những người bị huyết áp cao. Cách sử dụng cũng đơn giản, người tiêu dùng chỉ cần pha nước uống hàng ngày bằng cách hãm trà hoặc dùng cho các món canh hầm.

Đồng chí Ngô Văn Tăng, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Xín Mần cho biết: Sản phẩm trà từ cây Mướp đắng rừng được sản xuất và chế biến hoàn toàn khép kín, tuyệt đối không sử dụng hương liệu, phẩm màu hay hóa chất độc hại. Bên cạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương, còn giải quyết vấn đề đầu ra sản phẩm nông sản, giúp người dân nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Hiện tại, cơ sở đang tiến hành thu mua toàn bộ sản phẩm cho bà con từ lá, thân, quả.

Đến nay, sản phẩm trà Khổ qua rừng đang được cung ứng và tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong huyện, thành phố Hà Giang, Hà Nội và các khu vực lân cận…

Bài, ảnh: VĂN LONG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thành phố Hà Giang tập trung cho ngành kinh tế "xương sống"

BHG - Với cơ cấu chiếm trên 77% giá trị các ngành kinh tế, thương mại – dịch vụ (TM - DV) đang trở thành ngành "xương sống" thúc đẩy KT – XH thành phố Hà Giang phát triển, từng bước nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân. Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 xác định phát triển TM - DV là 1 trong 4 chương trình trọng tâm. Để hoàn thành các chỉ tiêu nghị quyết, thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cơ chế chính sách...

15/07/2019
Yên Minh đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác xã

BHG - Phát triển các hợp tác xã (HTX) là nòng cốt để phát huy sức mạnh của các thành viên cùng nhau thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh, nâng cao thu nhập cho thành viên và người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng KT-XH địa phương. Theo đó, những năm gần đây huyện Yên Minh đã thực hiện, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi các HTX nhằm thúc đẩy tăng trưởng về số lượng và chất lượng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

 

15/07/2019
Nhân rộng mô hình nuôi thỏ ở Tả Lủng

BHG - Cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 5 km, xã Tả Lủng (Đồng Văn) không có nhiều quỹ đất để phát triển trồng trọt, nhưng lại là địa điểm thuận lợi để cung cấp nguồn thực phẩm sạch từ chăn nuôi cho huyện. Một trong những sản phẩm tiêu biểu của xã đó là gà xương đen nổi tiếng. Tiếp nối thành công từ nuôi gà xương đen, xã đã có chủ trương phát triển mô hình nuôi thỏ thương phẩm.

 

15/07/2019
Thào Mí Sử khởi nghiệp từ nuôi ong Bạc hà

BHG - Thào Mí Sử tri thức trẻ thuộc Đề án 07 hiện đang là cán bộ phụ trách mảng Nông thôn mới của xã Lũng Táo (Đồng Văn). Sinh ra và lớn lên tại thôn Lũng Táo, xã Lũng Táo, với tuổi trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Sử đã mạnh dạn khởi nghiệp bằng việc bắt tay vào nuôi ong Bạc hà. Anh là người đã thắp lên ngọn lửa khởi nghiệp cho rất nhiều thanh niên trong xã, đặc biệt là thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số.

 

15/07/2019