Nông Đức Việt - người dân tộc La Chí dám nghĩ, dám làm trong phát triển chăn nuôi

07:44, 03/08/2018

BHG - Tới xã Bản Díu, huyện Xín Mần tìm hiểu về phát triển chăn nuôi gia súc, chúng tôi được giới thiệu gặp anh Nông Đức Việt, dân tộc La Chí ở thôn Ngam Lim - một điển hình làm kinh tế giỏi của địa phương còn nhiều khó khăn này.

Anh Việt sử dụng máy thái cỏ cho trâu, bò ăn.
Anh Việt sử dụng máy thái cỏ cho trâu, bò ăn.

Đứng trước ngôi nhà 3 tầng mới xây, khó mà hình dung được những gì mà anh Việt đã làm để có được cơ ngơi như bây giờ. Địa hình xã Bản Díu chủ yếu là dốc đứng, từ làm ruộng, nương, làm nhà đến đi lại đều rất vất vả; nên nhiều người chọn con đường đi làm thuê ở nơi khác để kiếm kế sinh nhai. Riêng anh Nông Đức Việt vẫn bám trụ với mảnh đất quê hương và từng bước gây dựng sự nghiệp của mình.

Từ cửa sổ ngôi nhà xây kiên cố, nhưng vẫn giữ những nét trang trí của người La Chí; anh Nông Đức Việt chỉ xuống một thung lũng hun hút phía dưới rồi kể về những ngày tháng sinh sống và chăn nuôi dưới đó; với diện tích đất rộng có đủ quy mô vườn, ao, chuồng và đất trồng cỏ, trồng ngô lớn,… với lợi thế ấy, anh đầu tư nuôi trâu, bò và lợn đen. Nhờ chăm chỉ và chịu khó học hỏi về kỹ thuật chăn nuôi, từng lứa lợn, con bò lớn lên rồi xuất chuồng đã cho anh nguồn thu nhập ổn định. Đến năm 2014, đàn trâu, bò của gia đình anh có lúc lên tới hơn 30 con đều có thể xuất chuồng; anh Việt quyết định bán cả đàn, với giá mỗi con khi đó giao động từ 27- 30 triệu đồng. Có tiền trong tay, anh quyết tâm chuyển nhà lên ở gần mặt đường vào trung tâm xã để thuận tiện cho việc đi lại. Bản thân anh và con trai đều biết nghề xây dựng, nên chi phí làm nhà cũng giúp gia đình anh giảm được nhiều...

Đầu năm 2016, sau khi ổn định chỗ ở, anh Việt quyết tâm gây dựng lại đàn bò và đàn lợn của gia đình. Được Hội Nông dân xã tư vấn, năm 2017,  anh làm hồ sơ xin vay vốn theo Nghị quyết số 209 với số tiền 100 triệu để mua thêm trâu, bò. Hiện, gia đình anh có 11 con bò và đàn lợn đen hơn 20 con đang phát triển rất tốt.

Dẫn chúng tôi đi xem chuồng trại, anh Việt cho biết: Cỏ cho trâu, bò ăn, tôi vẫn trồng ở dưới thung lũng; trước đây, hàng ngày tôi và con trai vẫn phải thay nhau dùng xe máy đèo từng chuyến một, vất vả lắm mới đủ thức ăn cho đàn bò. Giờ thì nhàn hơn rồi, chỉ tay về bệ bê - tông chắc chắn phía dưới chuồng bò đang được xây dựng; anh Việt giới thiệu với tôi về hệ thống cáp tời cỏ của mình được đầu tư gần 10 triệu đồng, với một đường cáp dài 350 m và một đường gần 200 m chạy song song giúp gia đình anh dễ dàng vận chuyển cỏ từ dưới thung lũng lên tận chuồng. Ngắm nhìn hệ thống vận chuyển cỏ có một không hai trên đất Bản Díu, rồi nhìn khuôn mặt cương nghị và đầy quyết tâm của người nông dân La Chí này; tôi thật khâm phục trước khả năng vượt khó và vươn lên làm giàu của anh.

Tạm biệt người nông dân đầy nghị lực, tôi tin rằng, với kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi gia súc, cùng với quyết tâm dám nghĩ, dám làm của anh Việt sẽ sớm mang lại thành công trên con đường làm giàu và tiếp tục là một nhân tố mới điển hình trong phát triển kinh tế người dân trong xã học tập.

Bài, ảnh:  TRỌNG TOAN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xã Sính Lủng chú trọng phát triển mô hình kinh tế tổng hợp

BHG - Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; nhiều gia đình ở xã Sính Lủng (Đồng Văn) đã mạnh dạn vay vốn, tìm hiểu kinh nghiệm để phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp trên vùng núi đá. Vượt qua khó khăn, nhiều hộ đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao và thu nhập hàng năm ổn định. Đến nay, xã vùng cao Sính Lủng đã, đang ngày một khởi sắc trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc.

 

31/07/2018
Đối thoại - "chìa khóa" thành công

BHG - Đối thoại tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) không chỉ thể hiện việc thực hành Quy chế Dân chủ, còn là hành động sẵn sàng sẻ chia, thấu hiểu, gỡ khó, đồng hành cùng phát triển; hoạt động này, được Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Giang (Agribank Hà Giang) đặc biệt coi trọng. Bởi, đây chính là nền tảng vững để Agribank giành nhiều kết quả ấn tượng trong hoạt động kinh doanh và tạo nên hình ảnh Agribank thân thiện.

 

31/07/2018
Kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

BHG - Với mục tiêu cốt lõi nâng cao giá trị thu hoạch/ha cây trồng; nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; nâng cao thu nhập cho người dân, qua 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cơ cấu nông - lâm nghiệp và thủy sản đã chiếm 30,86%, đạt 93,5% mục tiêu đề ra; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 28,4%, đạt 94,7%; giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 43,0 triệu đồng, đạt 86,0%; sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 397.832 tấn, đạt 94,7%; diện tích chè kinh doanh đạt 20.626,3 ha, đạt 121,3%; sản lượng chè búp tươi 67.532,5 tấn, đạt 79,5%; diện tích cây cam, quýt đạt 8.708,4 ha, sản lượng 40.786,7 tấn; cây dược liệu 7.515,2 ha, đạt 57,7%...

30/07/2018
Agribank góp phần thúc đẩy phát triển thị trấn Yên Minh

BHG - Thị trấn Yên Minh (Yên Minh) hiện có trên 1.500 hộ, khoảng 9.500 khẩu. Những năm qua, KT – XH của thị trấn có bước phát triển đáng kể; đời sống của người dân thị trấn ngày càng khá giả, bộ mặt đô thị ngày càng đổi thay với nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang,… các cửa hàng kinh doanh, khách sạn, nhà nghỉ đua nhau "mọc lên". Điều này có sự đóng góp không nhỏ từ việc đáp ứng nguồn vốn vay cho phát triển kinh tế của các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn của Chi Agribank Yên Minh.

 

30/07/2018