Xã Sính Lủng chú trọng phát triển mô hình kinh tế tổng hợp

16:35, 31/07/2018

BHG - Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; nhiều gia đình ở xã Sính Lủng (Đồng Văn) đã mạnh dạn vay vốn, tìm hiểu kinh nghiệm để phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp trên vùng núi đá. Vượt qua khó khăn, nhiều hộ đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi, trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao và thu nhập hàng năm ổn định. Đến nay, xã vùng cao Sính Lủng đã, đang ngày một khởi sắc trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc.

Nuôi bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Lầu Sía Pó, xã Sính Lủng (Đồng Văn).
Nuôi bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh Lầu Sía Pó, xã Sính Lủng (Đồng Văn).

Xã Sính Lủng cách trung tâm huyện Đồng Văn khoảng 20 km, với đa phần là đồng bào dân tộc Mông; tỷ lệ hộ nghèo chiếm 64%. Người dân trong xã trước đây vẫn trồng chủ yếu là cây ngô và một số cây hoa màu xen canh. Vài năm trở lại đây, nhờ có sự “cầm tay chỉ việc” của cán bộ xã, người dân bắt đầu vay vốn chăn nuôi theo hướng hàng hóa và phát triển các mô hình kinh tế tổng hợp. Hiện, trên địa bàn xã có gần 20 mô hình chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Hầu hết các hộ này đều có kinh tế khá, thu nhập ổn định từ trên 70 đến gần 200 triệu đồng mỗi năm.

Đến thăm mô hình nuôi bò, dê, chim bồ câu và trồng cây ăn quả của gia đình anh Sình Mí Cơ, thôn Má Trề; mới thấy hết sự nỗ lực bám đất, bám bản và quyết chí làm giàu của người dân trên Cao nguyên đá. Anh Cơ chia sẻ: “Rất nhiều người dân trong xã do làm ăn khó khăn, đất sản xuất không có nên đã bỏ đi làm ăn xa. Còn tôi lại muốn gắn bó với mảnh đất này, chính vì vậy, tôi đã quyết tâm xây dựng kinh tế tại quê hương bằng chính sức lực và đôi bàn tay của mình”. Ban đầu, anh Cơ nuôi thử 5 đôi chim Bồ câu, 1 con bò, 1 con lợn nái và 2 con dê và trồng thêm chục gốc Lê,… chủ yếu là làm lấy kinh nghiệm trước. Sau đó, được cán bộ xã hướng dẫn làm thủ tục vay vốn của Ngân hàng Chính sách; gia đình anh đã vay 100 triệu đồng mua 5 con bò về nuôi vỗ béo. Tiền lãi thu được từ việc bán bò cộng với tiền tiết kiệm từ chăn nuôi trước đó, anh bắt đầu nhân số lượng đàn vật nuôi lên. Đến nay, gia đình anh luôn duy trì nuôi 5 con bò vỗ béo, 4 nái lợn, 30 con dê và 100 đôi chim Bồ câu. Ngoài chăn nuôi, anh Cơ còn cải tạo vườn Lê và nhân rộng lên gần 100 gốc. Mỗi năm, từ mô hình kinh tế tổng hợp đã mang lại thu nhập cho gia đình anh gần 200 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình anh dần vượt lên khó khăn, mua sắm được nhiều tài sản có giá trị phục vụ cuộc sống, tu sửa lại nhà cửa và có điều kiện lo cho con cái ăn học.

Gia đình anh Lầu Sía Pó, thôn Sà Tủng Chứ cũng là một trong những hộ vươn lên thoát nghèo nhờ phát triển kinh tế tổng hợp. Lựa chọn nuôi bò vỗ béo, nhưng gia đình anh Pó chủ yếu nuôi giống bò lai, cho chất lượng thịt ngon, giá thành cao hơn. Anh Pó cho biết: “Do là giống bò to, có giá trị tài sản lớn, nên gia đình tôi không để lại trong chuồng số lượng nhiều, chỉ duy trì 3 con để thương lái đến xem chất lượng của giống bò. Gia đình tôi mua bán thường xuyên, khoảng 2 – 3 tháng vỗ béo là có thể xuất bán được. Đây là giống bò lai, nên giá mỗi con đều trên 50 triệu đồng. Mỗi năm trừ chi phí, gia đình thu lãi từ 70 – 100 triệu đồng từ việc bán bò”. Được biết, ngoài nuôi bò vỗ béo, gia đình anh Pó còn trồng rất nhiều cây ăn qủa; ngoài cây mận, anh dự định thời gian tới sẽ mở rộng diện tích trồng thêm các giống cây ăn quả khác để tăng thêm thu nhập.

Chị Lục Thị Thu Nhâm, Phó Chủ tịch UBND xã Sính Lủng cho biết: Cũng giống như các xã khác của huyện Đồng Văn, Sính Lủng không thuận lợi cho việc canh tác hoa màu, nên trồng trọt ở xã hầu như không hiệu quả. Những năm trở lại đây, nhờ có sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước về cơ chế, chính sách; người dân được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi nên đã đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đặc biệt là chăn nuôi bò vỗ béo đã đem lại thu nhập khá. Các hộ còn biết tận dụng đất đai, cải tạo vườn cây ăn quả như lê, đào, mận để tăng thêm thu nhập. Cơ bản, nhận thức của người dân về phát triển kinh tế đã được nâng cao lên rất nhiều. Một số hộ còn tự góp công, của làm đường bê-tông tiện cho việc chuyên chở hàng hóa nông sản đi bán tại các chợ; cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái đến mua hàng...

Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng dưới sự định hướng đúng đắn của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương cùng sự cần cù chăm chỉ của mỗi người dân; xã Sính Lủng đang dần có cuộc sống ấm no hơn, nhà nhà đều có bò đầy chuồng, ngô đầy quẩy tấu... Cả xã đang trên đà “thay da, đổi thịt”.

Bài, ảnh: My Ly


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đối thoại - "chìa khóa" thành công

BHG - Đối thoại tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động (NLĐ) không chỉ thể hiện việc thực hành Quy chế Dân chủ, còn là hành động sẵn sàng sẻ chia, thấu hiểu, gỡ khó, đồng hành cùng phát triển; hoạt động này, được Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Giang (Agribank Hà Giang) đặc biệt coi trọng. Bởi, đây chính là nền tảng vững để Agribank giành nhiều kết quả ấn tượng trong hoạt động kinh doanh và tạo nên hình ảnh Agribank thân thiện.

 

31/07/2018
Agribank góp phần thúc đẩy phát triển thị trấn Yên Minh

BHG - Thị trấn Yên Minh (Yên Minh) hiện có trên 1.500 hộ, khoảng 9.500 khẩu. Những năm qua, KT – XH của thị trấn có bước phát triển đáng kể; đời sống của người dân thị trấn ngày càng khá giả, bộ mặt đô thị ngày càng đổi thay với nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang,… các cửa hàng kinh doanh, khách sạn, nhà nghỉ đua nhau "mọc lên". Điều này có sự đóng góp không nhỏ từ việc đáp ứng nguồn vốn vay cho phát triển kinh tế của các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn của Chi Agribank Yên Minh.

 

30/07/2018
Phát huy vai trò Tổ Dân vận cơ sở ở Yên Minh

BHG - Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 01 ngày 5.7.2011 của Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Dân vận trong tình hình mới" và Đề án số 05 ngày 20.9.2012 của Tỉnh ủy về "Thành lập thí điểm Tổ Dân vận thôn, tổ dân phố"; những năm vừa qua, Huyện ủy Yên Minh đã tích cực chỉ đạo xây dựng, thành lập các Tổ Dân vận thôn, tổ dân phố. Hoạt động của các Tổ Dân vận ở cơ sở đã góp phần không nhỏ vào kết quả triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước tới nhân dân; tuyên truyền, vận động nhân dân hăng hái thực hiện các phong trào thi đua, phát triển kinh tế.

 

30/07/2018
Kết quả nổi bật sau 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp

BHG - Với mục tiêu cốt lõi nâng cao giá trị thu hoạch/ha cây trồng; nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm; nâng cao thu nhập cho người dân, qua 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cơ cấu nông - lâm nghiệp và thủy sản đã chiếm 30,86%, đạt 93,5% mục tiêu đề ra; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 28,4%, đạt 94,7%; giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 43,0 triệu đồng, đạt 86,0%; sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 397.832 tấn, đạt 94,7%; diện tích chè kinh doanh đạt 20.626,3 ha, đạt 121,3%; sản lượng chè búp tươi 67.532,5 tấn, đạt 79,5%; diện tích cây cam, quýt đạt 8.708,4 ha, sản lượng 40.786,7 tấn; cây dược liệu 7.515,2 ha, đạt 57,7%...

30/07/2018