Phú Nam rền vang tiếng máy trên những cánh đồng

08:52, 26/06/2018

BHG - Những ngày này, trên các cánh đồng của xã Phú Nam (Bắc Mê) luôn hiện lên khung cảnh nhà nhà, người người tập trung xuống đồng, tranh thủ nước làm vụ Mùa; từ sáng sớm đến chiều muộn,  tiếng máy cày, máy bừa, máy phay... rền vang khắp cánh đồng. Tất cả đang tạo nên bức tranh mùa nước đổ nhộn nhịp.

Đưa máy móc vào đồng ruộng giúp tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Nam.
Đưa máy móc vào đồng ruộng giúp tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Nam.

“Trên địa bàn xã Phú Nam, số gia đình có máy nông nghiệp đã chiếm tới hơn 70%. Đặc biệt, từ Chương trình 755 hỗ trợ mua máy nông nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, đã khích lệ và tạo phong trào khiến số hộ dân trong xã mua máy nông cụ không ngừng tăng. Phú Nam sản xuất một vụ lúa/năm, bà con thường tranh thủ trời mưa, tận dụng nước để tập trung xuống đồng cày ải và gieo mạ. Đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng không chỉ giảm sức lao động, còn giúp tăng năng suất cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất...”, Chủ tịch UBND xã Phú Nam Nguyễn Ngọc Trung cho biết.

Với nỗ lực cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, mấy năm gần đây lượng máy nông cụ của xã Phú Nam không ngừng tăng. Từ 2 - 3 chiếc ban đầu, hiện nay đã tăng lên hơn 700 máy các loại như: Máy làm đất, máy cắt lúa, chế biến thức ăn thô cho gia súc; máy sát, tẽ ngô; máy sát lúa... Việc đưa cơ giới vào sản xuất đã giúp “bức tranh” nông nghiệp của xã ngày một khởi sắc, chuyển từ sản xuất 1 vụ/năm, tăng lên 3 vụ/năm. Kết quả sản xuất cũng đạt những kết quả khả quan như: Tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 623 ha, đạt 103% so với năm 2016; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2.283 tấn, trong đó năng suất lúa bình quân đạt gần 54 tạ/ha, sản lượng đạt 1.283 tấn, có 200 ha diện tích thâm canh; tổng diện tích gieo trồng cây ngô năm 2017 trên 305 ha, năng suất đạt gần 33 tạ/ha; cây lạc tăng 12 ha, năng suất đạt trên 15 tạ/ha; lương thực bình quân đầu người đạt 860 kg/năm...

Vào ngày mùa, từ 4 giờ sáng, trên khắp cánh đồng của xã Phú Nam, tiếng máy cày đã rền vang. Trên thửa ruộng loáng nước, bác Nguyễn Sơn Võ, thôn Tán Khau tâm sư: “Gia đình tôi mua máy làm đất từ năm 2015, theo Chương trình 755 với mức hỗ trợ 5 triệu đồng tiền mua máy nông cụ, nhưng tôi đã dồn thêm tiền mua chiếc máy phay đất to hơn với giá 12 triệu đồng. Từ khi có máy, sản xuất đã có thay đổi tích cực. Trước đây vào mùa Đông, thiếu nước, đất khô cằn, không thể sử dụng, thì nay chiếc máy có thể dễ dàng băm tơi đất, giúp gia đình có thể trồng thêm vụ ngô”.

Với những kết quả đạt được, đây được xem là hướng đi đúng của Đảng bộ xã Phú Nam trong việc thay đổi tư duy, cách làm của người dân và rất cần tiếp tục nhân rộng, nhằm đưa sản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc.

Bài, ảnh:  HOÀNG YẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tọa đàm tư duy Khởi nghiệp huyện Hoàng Su Phì năm 2018

BHG - Sáng ngày 24.6 tại Hội trường trung tâm huyện UBND huyện Hoàng Su Phì kết hợp với Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH – CN Việt Nam (SVF) tổ chức Tọa đàm Tư duy khởi nghiệp huyện Hoàng Su Phì năm 2018. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo huyện, lãnh đạo các cơ quan đơn vị, cùng đông đảo các đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

 

25/06/2018
Hội nghị BCH Hội làm vườn tỉnh lần thứ 2 (mở rộng)

BHG - Chiều 21.6, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh, Hội Làm vườn tỉnh tổ chức Hội nghị BCH khóa III lần thứ 2 (mở rộng), sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018. Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 125 Hội Làm vườn cơ sở, với tổng số 13.909 hội viên. 6 tháng đầu năm, Hội Làm vườn các huyện, thành phố đã chỉ đạo củng cố, kiện toàn được 61% cơ sở Hội; thành lập củng cố gần 100 Chi hội làm vườn ở các thôn, bản. Bên cạnh đó, phối hợp với Hội Nông dân...

22/06/2018
Ấn tượng nông dân thành phố

BHG - Mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) chỉ chiếm 13% và tỷ trọng đóng góp của ngành dừng ở con số khiêm tốn 5,7% trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Giang (TPHG), nhưng bao thế hệ nông dân đã và đang tạo diện mạo ấn tượng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn của thành phố. TPHG là đô thị miền núi, kinh tế trọng tâm là phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch (chiếm tỷ trọng trên 77% cơ cấu kinh tế). Song, bằng sự năng động, sáng tạo...

 

 

22/06/2018
Hiệu quả Chương trình "Doanh nghiệp đồng hành cùng xã biên giới" ở Đồng Văn

BHG - Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa tại các xã biên giới. Trong đó, Chương trình "Doanh nghiệp đồng hành cùng xã biên giới" triển khai thí điểm tại 2 xã Phố Cáo và Lũng Cú (Đồng Văn) là một nội dung trong Đề án "Phát huy năng lực cộng đồng hỗ trợ phát triển bền vững KT-XH, góp phần củng cố QP-AN các xã biên giới đất liền" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt...

22/06/2018