Cam, chè - cây "mũi nhọn" ở Tiên Kiều

08:05, 22/06/2018

BHG - Về xã Tiên Kiều, đến các thôn Giàn Thượng, Giàn Hạ, Kim Thượng, Thượng Cầu..., đâu đâu cũng thấy những vườn cam Sành tươi tốt, trĩu quả và những đồi chè tua tủa búp non vươn lên đón nắng. Người dân trong xã cho biết, cây cam Sành và cây chè đã, đang làm thay đổi mảnh đất Tiên Kiều.

Xã Tiên Kiều chuyển đổi 117 ha đất đồi sang trồng cam Sành.
Xã Tiên Kiều chuyển đổi 117 ha đất đồi sang trồng cam Sành.

Đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng đã ưu ái cho cây cam Sành, cây chè ở Tiên Kiều phát triển. Người dân địa phương cho đây là lợi thế, vừa là thế mạnh để trồng cam, trồng chè lấy đó làm nguồn sống. Họ cho biết, cây cam Sành, cây chè Shan tuyết, chè PH..., là cây trồng bản địa có từ rất lâu đời tại địa phương. Đất đai và khí hậu nóng ẩm đã tạo cho cây cam, cây chè phát triển xanh tốt mang trái ngọt, hương thơm cho mọi nhà. Bởi thế, trồng cam Sành, cây chè được xem như một nghề truyền thống của xã.

Bí thư Đảng bộ xã Tiên Kiều, Ấu Đình Hiệu cho biết: Toàn xã Tiên Kiều hiện có trên 1.100 ha cam, chủ yếu là cam Sành đặc sản địa phương. Mỗi năm, sản lượng cam ở Tiên Kiều cung cấp ra thị trường khoảng 3.900 tấn. Cây cam Sành được trồng ở Tiên Kiều bởi tính thích nghi cao, ít dịch bệnh. Cây cam được trồng chủ yếu tại các vùng đồi có độ dốc vừa phải, hoặc ven soi bãi bên bờ sông, suối. Thời gian trồng từ 3 đến 4 năm bắt đầu cho thu hoạch. Cây cam Sành trồng được 5 năm tuổi trở lên sẽ cho thu hoạch rộ và đưa vào thời kỳ thâm canh lấy quả. Thời gian cho quả kéo dài hàng chục năm, nếu chăm sóc hợp lý. Tính “nổi trội” và ưu điểm của cây cam Sành là thời gian cho thu hoạch kéo dài tới vài ba tháng kể từ khi quả bắt đầu chín. Người trồng cam ở Tiên Kiều có thời gian bán cam bắt đầu từ cuối tháng 10 năm trước đến hết tháng 2 năm sau. Chính ưu điểm này đã giúp người trồng cam Sành ở Tiên Kiều tránh được cơ bản hiện tượng “được mùa – mất giá” và  có nguồn thu nhập ổn định ngay trên mảnh đất quê hương.

Những vườn chè chất lượng cao đang mang lại lợi thế trong phát triển kinh tế ở Tiên Kiều.
Những vườn chè chất lượng cao đang mang lại lợi thế trong phát triển kinh tế ở Tiên Kiều.

Tuy nhiên, thời gian mấy năm gần đây không ít gia đình ở Tiên Kiều đưa cây cam Vinh vào trồng. Cây cam Vinh, còn gọi là cam Giấy cũng rất thích nghi với khí hậu, đất đai nơi đây. Thế nhưng, cây cam Giấy lại có thời gian thu hoạch ngắn vào dịp cuối năm. Khi cây cam Giấy chín, nếu thu hoạch không kịp, để trên cây sẽ bị dụng quả và khô múi; mức độ rủi ro cao hơn cam Sành. Bởi thế, người dân Tiên Kiều vẫn lựa chọn cam Sành làm cây trồng để phát triển kinh tế. Trong năm 2017, toàn xã đã chuyển đổi và cải tạo 117 ha đất sang trồng cam. Quy trình trồng, thâm canh cam theo tiêu chuẩn VietGap được triển khai áp dụng đến từng hộ, cách làm trên đang mở ra hướng đi mới nhằm đưa quả cam Sành có chất lượng tốt nhất đến các siêu thị, bàn ăn của mỗi gia đình.

Bên cạnh cam Sành cây chè Shan, chè lai dòng PH cũng được người dân Tiên Kiều trồng trên diện rộng. Theo thống kê cho thấy, hiện xã Tiên Kiều có trên 440 ha chè, sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt 2.150 tấn. Có 2 cách trồng chè được áp dụng đó là, trồng tập trung và  xen canh dưới tán cây ăn quả. Đánh giá thực tiễn cho thấy, trồng chè tập trung muốn có sản lượng búp tốt và chất lượng sản phẩm, hương vị thơm, ngậy thì bắt buộc phải trồng thêm cây phân tán dưới các lô chè. Còn, trồng xen cây chè dưới những vườn cây ăn quả thì được cả “2 lợi ích” và giảm chí phí sản xuất... Những phương thức sản xuất trên được áp dụng khá triệt để và tuỳ theo từng hộ, từng điều kiện thực tiễn. Hãy về Tiên Kiều, để chiêm nghiệm thực tiễn và có cách làm hiệu quả cho mỗi người dân khi bắt tay vào sản xuất. Hiện nay, sản xuất và chế biến chè an toàn, chè VietGap, Lovangap đang mang lại giá trị đích thực cho người dân Tiên Kiều để họ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Về Tiên Kiều còn có rất nhiều loại sản phẩm hàng hoá nông sản thực phẩm khác đã, đang được đầu tư sản xuất. Bí thư Đảng bộ xã Tiên Kiều, Ấu Đình Hiệu cho biết thêm: Ngoài cây cam, chè làm “mũi nhọn”, xã đang tập trung chăn nuôi với đàn trâu 785 con, trên 4.800 con lợn, dê và những ao  cá theo quy mô bán trang trại, gia trại. Cố gắng, lồng ghép chăn nuôi, trồng trọt kết hợp thành các chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu dùng. Đồng thời, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng Nông thôn mới làm cho Tiên Kiều phát triển toàn diện.

Về Tiên Kiều, màu xanh của hoa trái cùng những nụ cười thân thiện của mỗi người dân sẽ lưu giữ mãi bước chân người.

Baì, ảnh:  Nguyễn Hùng


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hoàng Su Phì tích cực mở rộng diện tích trồng cỏ chăn nuôi

BHG - Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về "Đột phá thực hiện Đề án nửa triệu con đại gia súc và đảm bảo tỷ trọng chăn nuôi trong ngành Nông nghiệp năm 2018 đạt 32%" và để phát triển bền vững đàn đại gia súc, thời gian qua, huyện Hoàng Su Phì đã, đang tìm nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng cỏ phục vụ chăn nuôi. Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ của huyện đến thời điểm hiện nay mới chỉ có hơn 2 nghìn ha, chủ yếu cỏ Voi và cỏ Guatemala. 2 giống cỏ này có thời gian sinh trưởng chậm, chất lượng không cao, dẫn đến thiếu hụt nguồn thức ăn cho đàn gia súc, đặc biệt trong mùa Đông.

 

21/06/2018
Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh, động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Quang Bình

BHG - Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 209 và 86 của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đến nay, huyện Quang Bình đã giải ngân cho 614 hộ vay, với tổng kinh phí trên 64 tỷ đồng. Nhờ đó, tạo động lực giúp người dân mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất với các loại cây trồng, vật nuôi thế mạnh như: Cam, chè, trồng rừng kinh tế, chăn nuôi trâu, bò, lợn hàng hóa…

 

21/06/2018
Chàng trai Tày khởi nghiệp trên miền đá

BHG - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bắc Quang, sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Du lịch (DL) Hà Nội, anh quyết định trở về quê hương, mạnh dạn khởi nghiệp trên miền đá. Người chúng tôi nói đến là anh Ma Hoàng Sơn, dân tộc Tày, sinh năm 1989, hiện trú tại thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn).

 

21/06/2018
Hội Làm vườn tỉnh tập huấn xây dựng mô hình VAC kết hợp với du lịch

BHG - Ngày 19.6, tại xã Quản Bạ (huyện Quản Bạ), Hội Làm vườn tỉnh đã tổ chức tập huấn xây dựng mô hình VAC kết hợp với du lịch. Tham dự có: Chủ tịch Hội Làm vườn tỉnh; đại diện Hội Nông dân huyện Quản Bạ và 30 học viên. Tại buổi tập huấn, các học viên đã tham quan thực tế các hộ làm dịch vụ Homestay tại thôn Nậm Đăm và nghe hướng dẫn cách xây dựng mô hình vườn-ao-chuồng (VAC)...

20/06/2018