Quản Bạ khôi phục và phát triển đàn ngựa

23:16, 26/02/2018

BHG - Mới chỉ cách đây gần 20 năm về trước, hình ảnh những chú ngựa thồ hàng xuống chợ luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá, tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, giao thông thuận tiện, nên ngày càng ít dần các nhà nuôi ngựa. Với mục đích nuôi ngựa để phát triển kinh tế và phục vụ du lịch, thời gian gần đây, huyện Quản Bạ đã khôi phục và phát triển đàn ngựa, bước đầu mang lại những kết quả khả quan.

Anh Giàng Mí Sính, thôn Lùng Cúng, xã Thanh Vân chăm sóc đàn ngựa của gia đình.
Anh Giàng Mí Sính, thôn Lùng Cúng, xã Thanh Vân chăm sóc đàn ngựa của gia đình.

Gia đình anh Giàng Mí Sính, thôn Lùng Cúng, xã Thanh Vân nuôi được 6 con ngựa và 4 con bò, anh vừa bán đi 3 con để trang trải cuộc sống và sinh hoạt gia đình. Theo anh Sính cho biết, nuôi ngựa nhàn hơn các loại gia súc khác, chúng ăn thức ăn tạp, ít bệnh tật, không bị lở mồm long móng hay các dịch bệnh khác, lại vận chuyển được hàng ở những địa hình phức tạp. Chăn nuôi ngựa cũng dễ dàng hơn, chi phí nguồn thức ăn ít, chủ yếu là chăn thả tự nhiên, ngoài ra vào mùa lạnh, cỏ mọc ít chỉ cần bổ sung thêm tinh bột cho ngựa ăn.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, thôn Lùng Cúng có 202 hộ với 891 khẩu, thực hiện Nghị quyết 32 của HĐND huyện Quản Bạ, đã có nhiều hộ gia đình trong thôn Lùng Cúng đăng ký vay vốn để chăn nuôi ngựa, điển hình như gia đình anh Vàng Mí De vay 100 triệu đồng từ Nghị quyết 32 để phát triển chăn nuôi ngựa.  Hiện nay cả thôn có 180 con ngựa, trong đó có 10 con ngựa bạch. Theo anh Giàng Mí Vư, Bí thư Chi bộ thôn Lùng Cúng, cho biết: Đây là thôn nuôi nhiều ngựa nhất so với các thôn khác trong xã, nhà ít nhất cũng có 1 con, có nhiều nhà có trên 5 con, như gia đình các anh Giàng Mí Páo, Hạng Mí Sử, Hạng Mí Vàng… Cũng theo anh Vư, ngựa là con vật nuôi thuần, không phá hoại hoa màu của người dân, đây là một điều kiện thuận lợi cho đàn ngựa sinh trưởng và phát triển. Tới đây sẽ tiếp tục vận động nhân dân mở rộng mô hình chăn nuôi ngựa, nhất là nuôi ngựa bạch để cung cấp cho các nhà nấu cao, tạo thêm thu nhập cho các gia đình…

Đàn ngựa lai và ngựa bạch chăn thả trên đồng cỏ thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ.
Đàn ngựa thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ chăn thả trên đồng cỏ trong thôn.

Xã Quản Bạ có tiềm năng, lợi thế lớn về đất đai, nguồn thức ăn phong phú nên những năm gần đây xã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ngựa theo hướng hàng hóa. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền xã đã mạnh dạn định hướng cho nhân dân nuôi ngựa bạch nhằm tận dụng tốt đa hiệu quả từ Nghị quyết 32 của HĐND huyện Quản Bạ. Cụ thể những hộ nuôi ngựa sẽ được hỗ trợ đầu tư có thu hồi với thời hạn 36 tháng, đối với ngựa đực giống sẽ được hỗ trợ 60 triệu và 40 triệu đồng đối với ngựa cái sinh sản. Đặc biệt, có 5 hộ ở xã đã được tham gia Dự án Cải tạo chất lượng đàn ngựa bằng việc cấp 1 ngựa đực giống lai Cabadin để lai với ngựa địa phương. Theo đồng chí Nông Minh Tiến, Chủ tịch UBND xã Quản Bạ chia sẻ: Sau một thời gian thực hiện dự án, một số ít ngựa con đã ra đời có vóc dáng to khỏe và nhanh nhẹn, màu sắc đẹp, khả năng chống bệnh tốt và dễ dàng nuôi dưỡng hơn so với giống ngựa địa phương. Đây là tín hiệu đáng mừng, từng bước làm thay đổi tư duy trong chăn nuôi, tạo điều kiện cho người dân mạnh dạn đẩy mạnh chăn nuôi ngựa.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Ngọc Pha, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Quản Bạ, cho biết: Xác định chăn nuôi gia súc là thế mạnh để giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, trong đó có chăn nuôi ngựa. Trong những năm qua đàn ngựa trên địa bàn huyện giảm hàng năm, Phòng Nông nghiệp đã có định hướng tham mưu xây dựng các chương trình lai tạo, cải tạo phát triển đàn ngựa. Năm 2013 đã xây dựng Đề tài lai tạo đàn ngựa sử dụng giống ngựa Cabadin lai với ngựa địa phương, qua 2 năm thực hiện đã cải tạo được tầm vóc và chất lượng của đàn ngựa địa phương, trong những năm tới huyện sẽ tiếp tục nhân rộng đề tài để bảo tồn và phát triển đàn ngựa...

Bài, ảnh: T.THỦY – P.MẠNH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Mê phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH

BHG - Nhìn lại kết quả đạt được trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết của Đảng bộ huyện Bắc Mê năm 2017 cho thấy, bức tranh KT - XH ngày càng khởi sắc. Trong đó, có 74 chỉ tiêu cơ bản đạt và vượt so với nghị quyết; sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực; các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời; thu ngân sách trên địa bàn được trên 164 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch tỉnh giao. Công tác cải cách hành chính, môi trường đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện. Các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển. Tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn đạt 277 tỷ đồng...

26/02/2018
Khởi nghiệp từ nguồn vốn vay Agribank

BHG - Từ tháng 9.2016, nhờ nguồn vốn vay từ Agribank Chi nhánh huyện Yên Minh theo chính sách ưu đãi của Nghị quyết số 209  HĐND tỉnh; chàng thanh niên Lục Văn Truân ở thị trấn Yên Minh (Yên Minh) đã phát triển mô hình khởi nghiệp nuôi ong, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 

26/02/2018
Sử dụng xăng sinh học E5 góp phần bảo vệ môi trường

BHG - Từ 1.1.2018, xăng sinh học (XSH) E5 chính thức thay thế hoàn toàn xăng Ron 92. Hiện nay, trên thị trường chỉ còn 2 mặt hàng là Ron 95 và E5 Ron 92. Sau hơn một tháng triển khai chuyển đổi, ghi nhận thị trường tiêu thụ của cả 2 mặt hàng này đều tăng; nhận thức của đại bộ phận người tiêu dùng về XSH E5 được nâng lên đáng kể.

24/02/2018
Nghị quyết số 209 -–"đòn bẩy" phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Bắc Quang

BHG - Từ khi bắt tay vào triển khai, những chính sách đồng bộ, toàn diện của Nghị quyết số 209/2015/NQ-HĐND tỉnh gắn với Nghị quyết số 86/2017/NQ-HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đã mang đến sinh kế thoát nghèo bền vững cho hàng nghìn hộ dân; đem đến cơ hội rộng mở và tạo động lực rất lớn cho các tổ chức, cá nhân đầu tư dự án phát triển cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Bắc Quang.

 

23/02/2018