Huyện Mèo Vạc tăng cường phát triển kinh tế tập thể

16:50, 16/08/2017

BHG - Những năm gần đây kinh tế tập thể của huyện Mèo Vạc đã có nhiều khởi sắc, không ngừng củng cố và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các hợp tác xã đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, từ khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu lực, việc đổi mới mô hình hoạt động của các hợp tác xã (HTX) trong giai đoạn hiện nay rất cần thiết, giúp cho các HTX vượt qua những khó khăn, khắc phục những yếu kém để HTX hoạt động đúng Luật. Các HTX kiểu mới được thành lập cũng là yếu tố quan trọng nhằm đưa khu vực kinh tế tập thể có vị thế và vai trò trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Sản phẩm mật ong bạc hà của HTX Tuấn Dũng – Huyện Mèo Vạc.
Sản phẩm mật ong bạc hà của HTX Tuấn Dũng, huyện Mèo Vạc.

Bằng việc làm cụ thể Thường trực Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo Ban đại diện Liên minh hợp tác xã huyện Mèo Vạc tập trung triển khai phổ biến nội dung của Luật HTX năm 2012 đến tất cả các HTX trên địa bàn, tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, người dân về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể, để thúc đẩy và phát triển như: Kết luận số 56- KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết TW 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; triển khai Luật HTX số 23/2012/QH13, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của HTX cho cán bộ, xã viên, phổ biến Quyết định số 2261/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển của HTX giai đoạn 2015 - 2020. Đồng thời Thường trực Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản về hỗ trợ, khuyến khích các HTX phát triển, chương trình hành động, Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch, Đề án, Quyết định có liên quan đến kinh tế tập thể như: Chính sách hỗ trợ chi phí thành lập HTX; hỗ trợ đào tạo, tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm cho cán bộ quản lý và thành viên các HTX, chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chính sách ưu đãi về thuế, về quỹ đất để làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho các HTX tham gia thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn của tỉnh, huyện, xã hàng năm, hỗ trợ về đầu ra cho sản phẩm của các HTX. Các chính sách đã ban hành và triển khai là điều kiện thuận lợi về mặt pháp lý để các Tổ hợp tác, HTX phát triển theo hướng bền vững. Theo đó UBND huyện tiếp tục xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xã phát triển toàn diện vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Mèo Vạc, chỉ đạo các xã Tả Lủng, Thượng Phùng kiện toàn lại các Tổ hợp tác, thành lập mới các HTX dịch vụ nông nghiệp, để cung ứng các loại giống, phân bón, dịch vụ nông nghiệp và hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nhân dân trên địa bàn xã. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn vận động nhân dân phát triển nhiều tổ hợp tác nông nghiệp, chủ yếu tập trung ở các mô hình tổ hợp tác, nhóm sở thích chăn nuôi, trồng trọt như: Nuôi bò vỗ béo, nuôi ong mật, nuôi chim bồ câu, nấu rượu, nuôi lợn vỗ béo, chăn nuôi dê... Trong quá trình chỉ đạo, Thường trực UBND huyện đã giành nhiều thời gian để kiểm tra sâu sát cơ sở và uốn nắn kịp thời những thiếu sót, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc để tháo gỡ, nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của các HTX. Tăng cường sự liên kết các HTX nhằm hỗ trợ nhau trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo sự chuyển biến tích cực trong KTTT, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho thành viên và cộng đồng dân cư.

Hiện tại trên địa bàn huyện có 29 HTX hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ nông lâm nghiệp và vận tải thương mại. Tổng số vốn góp là 1.895 triệu đồng với gần 300 thành viên và người lao động tham gia, thu nhập bình quân của thành viên HTX từ 2,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Các HTX hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong các lĩnh vực như: Xây dựng các công trình dân dụng, kết cấu hạ tầng giao thông, dịch vụ  cây, con giống, vật tư, thương mại... hoạt động của HTX đa ngành nghề, đa lĩnh vực đã thể hiện vai trò là cầu nối từ việc tiếp thu, hướng dẫn ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đến việc triển khai liên kết sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đảm bảo nhiều khâu dịch vụ đầu vào mà từng hộ dân không làm được hoặc làm không hiệu quả, nhiều khâu dịch vụ HTX làm mang tính chất phục vụ thành viên như dịch vụ giống cây trồng vật nuôi, vật tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật, bảo vệ sản xuất, bước đầu đem lại hiệu quả cho thành viên HTX. Phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX gắn với kinh tế hộ theo hình thức dịch vụ hỗ trợ, giải quyết được nhiều việc làm, kinh doanh có hiệu quả, tăng thu nhập cho thành viên, người lao động. Qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành tiêu chí về kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới…

Để các HTX tiếp tục phát triển Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể đề ra đó là: Tập trung phát triển, thành lập mới các THT, HTX trong các ngành nghề, lĩnh vực mà cộng đồng đang có nhu cầu, chú trọng phát triển các HTX ở các lĩnh vực như:  HTX môi trường, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp, HTX thương mại - dịch vụ tổng hợp, HTX Du lịch cộng đồng, HTX chợ ... đảm bảo theo đúng bản chất, nguyên tắc HTX và các quy định của Luật HTX 2012. Mở rộng mô hình SXKD của các HTX, bổ xung ngành, nghề; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa; làm tốt công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của THT, HTX, để có sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển THT, HTX gắn với nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lồng ghép các chương trình dự án, kế hoạch phát triển theo từng địa phương, ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh liên kết giữa các HTX với nhau và với các thành  phần kinh tế khác. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trong các HTX, đảm bảo có đội ngũ cán bộ quản lý HTX có chất lượng trong hiện tại và sự phát triển bền vững của HTX. Tạo điều kiện cho các HTX được tham gia thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn của tỉnh, huyện, xã, tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ hợp tác, HTX phát triển cả về chất và lượng. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi để HTX được tiếp cận với các chính sách ưu đãi của tỉnh, huyện nhằm tác động trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh giúp các HTX tăng cường tính tự chủ, nâng cao vai trò, năng lực cạnh tranh, phát huy tối đa sức mạnh của khu vực kinh tế tập thể, thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện trong điều kiện kinh tế thị trường góp phần vào sự ổn định kinh tế xã hội của tỉnh.

Lan Hương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhiều giải pháp sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

BHG- Biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan đang ngày càng đặt cuộc sống của con người trước nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để mỗi giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống đều thu về những "hạt vàng" bội thu thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ để thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động trước những diễn biến bất thường của thời tiết và dịch bệnh.

16/08/2017
Bắc Mê tích cực cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

BHG- Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Bắc Mê đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện. Cùng với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; huyện đã tập trung chỉ đạo các địa phương tích cực đưa cơ giới hóa (CGH) vào đồng ruộng, nhằm giải phóng sức lao động và nâng cao thu nhập cho nông dân.

16/08/2017
"Điểm sáng" thu ngân sách nhà nước

BHG- Năm 2017, thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) trong tình hình KT-XH của tỉnh nói chung và của thành phố Hà Giang nói riêng còn gặp không ít khó khăn; song công tác thu NSNN của thành phố Hà Giang đã đạt được những kết quả nổi bật: Cùng với huyện Xín Mần, thành phố Hà Giang là 2/11 huyện, thành phố có số thu NSNN 6 tháng đầu năm 2017 đạt trên 50% dự toán pháp lệnh – đây thực sự là "điểm sáng" trong thu NSNN của tỉnh.

16/08/2017
Góp phần nâng bước thương hiệu, chất lượng chè Hà Giang

BHG- Có thể khẳng định, chè là cây  truyền thống có vị thế và giá trị kinh tế nơi mảnh đất Hà Giang. Để cho cây chè Hà Giang hội nhập trong sự phát triển chung của cả nước và thế giới, những năm qua, các ngành, các cấp, các địa phương, trong đó Trung tâm Khuyến công và xúc tiến công thương (KC&XTCT) Hà Giang đã không ngừng có những đóng góp nhằm nâng bước thương hiệu và chất lượng chè Hà Giang. 

16/08/2017