Hội thảo Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong Bạc hà

17:32, 18/11/2023

BHG - Sáng 18.11, tại Trung tâm hội nghị huyện Đồng Văn, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và UBND huyện Đồng Văn tổ chức Hội thảo khoa học: Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong Bạc hà tỉnh Hà Giang. Các đồng chí: Phan Đăng Đông, Giám đốc Sở KH&CN; Phạm Minh Giang, Phó Giám đốc Sở KH&CN; Tiến sĩ Nguyễn Đức Huy, đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam đồng chủ trì hội thảo. Dự hội thảo có ông Eric Guerin, chuyên gia tư vấn quốc tế về bảo tồn ong châu Á; đại diện các vụ, viện, học viện T.Ư, chuyên gia đầu ngành về ong; lãnh đạo một số sở, ngành.

Đại biểu tham quan các sản phẩm mật ong Bạc hà trưng bày tại hội thảo.
Đại biểu tham quan các sản phẩm mật ong Bạc hà trưng bày tại hội thảo.

Tính đến nay, tỉnh Hà Giang được cấp 25 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dùng chung, gồm: 8 Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý, 14 nhãn hiệu chứng nhận, 3 nhãn hiệu tập thể. Trong đó, 8 sản phẩm đặc sản của địa phương được đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý bao gồm: Mật ong Bạc hà, chè Shan tuyết, thịt bò vàng, cam Sành, gạo tẻ Già Dui, Hồng không hạt, cá Bỗng, Thảo quả.

Các đồng chí chủ trì hội thảo.
Các đồng chí chủ trì hội thảo.

Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” dùng cho sản phẩm mật ong Bạc hà của tỉnh Hà Giang được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý số 00035 theo Quyết định 316, ngày 1.3.2013 của Cục Sở hữu trí tuệ. Việc sản xuất mật ong gắn liền với cây Bạc hà được phân bố theo những vùng địa lý nhất định. Mật ong mang Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” có nguồn gốc thực vật hoa Bạc hà quý hiếm, không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn có nhiều đặc tính biệt dược quý. Sản phẩm gắn liền với đời sống của người Mông và các hoạt động văn hóa du lịch trên Cao nguyên đá Đồng Văn.

Để phát triển, nâng cao giá trị mật ong Bạc hà mang Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc”, những năm qua, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế, chính sách. Bên cạnh đó, tỉnh cũng có chính sách bảo hộ đàn ong địa phương tại các khu vực được bảo hộ Chỉ dẫn địa lý, ngăn ngừa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ.... Các cơ sở sản xuất và kinh doanh mật ong Bạc hà tại địa phương ngày càng quan tâm tới việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý chất lượng sản phẩm.

Đồng chí Thân Ngọc Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo.
Đồng chí Thân Ngọc Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc quản lý, khai thác và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” cho sản phẩm mật ong Bạc hà của tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế như: Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và quản lý, phát triển về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, về lợi ích, trách nhiệm của người được cấp quyền sử dụng còn chậm, chưa thường xuyên, chưa sâu sát với tình hình thực tiễn; một số doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất, kinh doanh chưa thể hiện rõ trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm; việc đầu tư cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm chưa được các doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước…

Quang cảnh hội thảo.
Quang cảnh hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu dành nhiều thời gian tham luận, tập trung vào các vấn đề như: Thực trạng sản xuất, quản lý chất lượng mật ong Bạc hà tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá; giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá và tiêu thụ sản phẩm mật ong Bạc hà; phát triển du lịch gắn với khai thác sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao; định hướng phát triển cây Bạc hà phục vụ nuôi ong mật trong vùng chỉ dẫn địa lý…

Hội thảo là dịp để các cấp, ngành, cơ quan quản lý cùng đánh giá, nhìn nhận kết quả hoạt động quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm mật ong Bạc hà mang Chỉ dẫn địa lý “Mèo Vạc” của tỉnh trong những năm qua; chỉ ra những hạn chế, chia sẻ kinh nghiệm, phát hiện và đề xuất những giải pháp nhằm tạo đột phá trong hoạt động quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý mật ong Bạc hà "Mèo Vạc" của tỉnh thời gian tới.

Tin, ảnh: TRẦN KẾ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành Tài nguyên và Môi trường quyết tâm thực hiện Đề án 06

BHG - Thực hiện Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 18.2.2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6.1.2022 của Thủ Tướng Chính phủ về phê duyệt “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến 2030” trên địa bàn tỉnh (Đề án 06) và Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến 2030, Sở Tài nguyên và môi trường (TN&MT) đã tích cực triển khai và nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra.

31/10/2023
Ngân hàng NN - PTNT Bắc Quang phát triển các dịch vụ số hỗ trợ khách hàng

BHG - Agribank Bắc Quang với vị thế, vai trò là một trong những ngân hàng thương mại tiên phong thực hiện chương trình chuyển đổi số đã triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ số hỗ trợ khách hàng.

30/10/2023
Tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2023

BHG - Sáng 29.10, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội) đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 19, năm 2023.

29/10/2023
Truyền thông số góp phần đưa Hà Giang tỏa sáng

BHG - Hà Giang được biết đến là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, gìn giữ được bản sắc bản hóa của dân tộc; có Cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều giá trị đặc sắc về cảnh quan, địa chất, địa mạo và di sản văn hóa phi vật thể phong phú, đa dạng; vẻ đẹp về danh thắng do thiên nhiên ban tặng cùng sự thân thiện, mến khách của người dân… đã đưa Hà Giang trở thành điểm đến khám phá mới của du khách trong bản đồ du lịch Việt Nam.

26/10/2023