Người y tế thôn bản năng động, nhiệt tình

17:06, 12/09/2014

HGĐT- Theo thống kê, hiện nay huyện Quang Bình có 135 nhân viên y tế thôn bản hoạt động ở 15 xã, thị trấn. Do địa hình rộng nên việc xây dựng mạng lưới y tế  thôn bản được xem như “cánh tay phải” của các trạm y tế tuyến xã.



Chị Đinh Thị Chiều (người đeo túi) tuyên truyền, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản và KHHGĐ.


Nhiều năm qua, người dân thôn Yên Thượng, xã Yên Thành (Quang Bình) đã quen với hình ảnh nhân viên y tế thôn bản Đinh Thị Chiều không quản ngại nắng mưa, vượt đồi, leo dốc đến từng gia đình tuyên truyền vận động bà con thực hiện đầy đủ các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Qua những việc làm đó, đồng bào yêu mến gọi chị là người thầy thuốc của dân bản.


Khi nhắc đến chị Chiều, chị Hoàng Thị Tân, người dân thôn Yên Thượng xúc động cho biết: “Từ ngày chị Chiều làm y tế thôn bản đến giờ dân bản chúng tôi rất yên tâm bởi sự nhiệt tình của chị, hễ chị nghe nhà nào có người ốm là chị đến tận nhà thăm hỏi động viên, có khi chị còn mua thuốc điều trị. Những phụ nữ mang thai thì đều được chị tư vấn kỹ càng về cách chăm sóc thai nhi, khuyên họ đi đến trạm khám thai định kỳ... có chị chúng tôi thật sự yên tâm “. Hiện nay thôn Yên Thượng có 101 hộ với 448 nhân khẩu, trong đó có đến 68 cặp vợ chồng đang ở độ tuổi sinh đẻ. Nhờ làm tốt công tác truyền thông về y tế, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em, từ năm 2010 đến nay thôn không có gia đình nào sinh con thứ 3, không xảy ra ngộ độc thực phẩm, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Sự hiện diện của chị Đinh Thị Chiều đã làm vơi bớt những khó khăn vì đau ốm, bệnh tật của người dân nơi đây. Vốn sinh ra tại bản làng, lớn lên nhìn thấy cảnh nhân dân trong thôn đói nghèo chỉ vì nhiều hộ còn sinh đông con, chị Chiều đã bén duyên với công việc của một nhân viên y tế thôn bản. Hơn 6 năm trong nghề là quãng đường chị đến từng nhà nhắc nhở, vận động đồng bào nâng cao ý thức vệ sinh phòng bệnh, không sinh con thứ 3. Đối với chị, công việc mà bản thân đang theo đuổi là làm sao để mỗi người hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khoẻ và tích cực tham gia thực hiện tốt các chương trình y tế. Tâm sự với chúng tôi, chị Chiều chia sẻ: “Công việc y tế thôn khá vất vả, nhưng bù lại được bà con quý mến và bản thân tôi cũng vui vì giúp được nhiều người”.


Chị Chiều vừa là y tế thôn bản lại kiêm thêm cộng tác viên dân số, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ của thôn, công việc của chị càng thêm vất vả. Nhưng với bản chất là một người nhiệt tình, hăng hái, có trách nhiệm với công việc chị đã không ngần ngại kiên trì hoàn thành tốt các công việc được giao. Hàng tuần, hàng tháng chị tới tham gia sinh hoạt chuyên môn với Trạm y tế xã, để nắm bắt thông tin, tuyên truyền cho người dân. Chị luôn chú trọng công tác giám sát tình hình dịch bệnh tại địa phương và báo cáo lên trạm y tế xã kịp thời để có các biện pháp xử lý khi có dịch xảy ra. Mỗi đợt, Trạm y tế tổ chức tiêm chủng, uống vitamin A, tẩy giun, hay khám sức khỏe cho nhân dân, chị cũng đến tham gia và vận động người dân tham gia đầy đủ. Hay vào những buổi họp Chi hội phụ nữ thôn, chị cũng dành thời gian phổ biến cho các chị em trong thôn những kiến thức về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, kế hoạch hóa gia đình, vận động bà con vệ sinh thôn bản, phòng, chống dịch bệnh, tích cực tham gia các chương trình y tế. Đến nay, nhận thức của bà con trong thôn về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình đã thay đổi rất nhiều, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được cải thiện.


Với những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, trong những năm qua, chị Đinh Thị Chiều đã được UBND xã, ngành Y tế huyện tặng nhiều Giấy khen vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chị là tấm gương sáng cho chị em noi theo.


Văn Quân

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vươn lên làm giàu từ nuôi lợn
HGĐT- Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Trung Dũng (sinh năm 1969) và chị Đỗ Thị Yến, thôn Yên Ngoan, xã Tiên Yên (huyện Quang Bình) trong một ngày trung tuần tháng 8; đây là một gia đình phát triển kinh tế khá vững chắc từ mô hình chăn nuôi VAC mà Ngân hàng Nông nghiệp huyện giới thiệu với chúng tôi. Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng cho tôi khi vừa bước chân vào đến cổng
27/08/2014
Bệnh binh Vàng Kháy Sèng vươn lên thoát nghèo
HGĐT- Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thương binh tàn nhưng không phế”, trong những năm qua, các thương, bệnh binh trên địa bàn huyện Xín Mần nói chung, xã Ngán Chiên nói riêng đã khắc phục khó khăn, luôn nêu cao ý chí tự lực tự cường, là những “chiến binh” đi đầu trong các phong trào, nhất là phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình và trở thành những tấm gương tiêu biểu
26/07/2014
“Ông Cựu binh” ở Nam Sơn
HGĐT- Đến xã Nam Sơn (Hoàng Su Phì), hỏi ông Chỉnh chủ xưởng sản xuất, chế biến chè lớn nhất nhì xã, không ai không biết ông. Nhưng, bà con nơi đây còn quen gọi ông là “ông Chỉnh cựu binh”. Sinh ra và lớn lên ở vùng quê xã Kỳ Lâm, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Khi chiến tranh Biên giới phía Bắc nổ ra, năm 1986 theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc; ông gia nhập quân ngũ
24/07/2014
Chuyện về “Tân Đà điểu”
HGĐT- Dáng người mảnh khảnh, gương mặt tuấn tú, có nụ cười rất duyên, ăn nói nhẹ nhàng... đó là ấn tượng đầu tiên khi gặp đoàn viên Lê Ngọc Tân, ở tổ 7, thị trấn Việt Quang (Bắc Quang). Không ai có thể ngờ rằng Lê Ngọc Tân hiện đang là chủ nhân của hàng chục chú Đà điểu có hình dáng cao lớn, mà người dân xung quanh đó thường vẫn dành cho anh một cái tên rất trìu mến “Tân Đà
23/07/2014