Những con người nghị lực

21:51, 27/07/2011

HGĐT- Nhận thức được tác hại của chất độc màu da cam/điôin và nỗi đau của những người bị nhiễm chất độc; trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chế độ, chính sách đối với những người bị nhiễm chất độc mầu da cam/điôxin và đã được tổ chức Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin quan tâm giúp đỡ. Chính từ sự giúp đỡ đó nhiều người đã có nghị lực vươn lên trong cuộc sống.


 

 Đồng chí Triệu Đức Thanh, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh thăm hỏi gia đình nạn nhân - cháu Nguyễn Quốc Bảo, ở tổ 18, thị trấn Vị Xuyên.


Ở tỉnh ta, sự quan tâm giúp đỡ đó đã làm cho người nhiễm chất độc da cam/dioxin quên đi bệnh tật, hòa nhập với cộng đồng, tích cực tham gia phát triển kinh tế cũng như hoạt động xã hội. Điển hình cho sự vươn lên đó phải kể đến các cá nhân tiêu biểu như các ông: Nguyễn Tiến Cảnh, ở thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì), Nguyễn Đức Minh, ở thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ), Nguyến Văn Thạch ở phường Ngọc Hà (thành phố Hà Giang)... Họ là những người được bà con thôn bản, tổ dân phố tin tưởng giao nhiệm vụ làm Tổ trưởng, Bí thư chi bộ. Với những công việc đó, họ luôn nêucaotinhthầntráchnhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Không ít người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin tuy thân thể, hình dáng là một con người lành lặn, nhưng lại bị câm điếc, tâm thần...Họ đã phải vượt qua số phận, nghị lực vươn lên trong cuộc sống để trở thành những công dân có ích trong xã hội, điển hình như em Vũ Duy Hưng ở thôn Khuổi Ít, xã Vĩnh Hảo (Bắc Quang), tuy sức khỏe yếu nhưng em đã cố gắng theo học hết PTTH và tiếp tục đi học nghề tại Hà Nội; em Nguyễn Đức Mỵ ở xã Linh Hồ (Vị Xuyên) bị dị tật, đi lại khó khăn đã cố gắng học hết PTTH, hiện em đang học nghề ở làng Hữu Nghị v.v... Với các chị là những người vợ, người mẹ không may có người chồng là nạn nhân chất độc da cam, bị bệnh tật chỉ nằm một chỗ, các chị là người phục vụ những công việc sinh hoạt cá nhân cho chồng, cho con; có chị hơn chục năm nay luôn bên chồng để hàng ngày lo công việc, phục vụ sinh hoạt, nhưng các chị không bao giờ ca thán nửa lời như các chị: Hoàng Thị Như, Nguy Thành Bắc, Nguyễn Thị Sâm ở xã Đồng Yên (Bắc Quang); Lý Thị Sinh, Lùng Thị Óng ở xã Bản Díu (Xín Mần); Nguyễn Thị Ngừng ở thị trấn Vị Xuyên (Vị Xuyên) vv... Không chỉ vậy, những đứa con bị ảnh hưởng chất độc da cam/điôxin từ chồng, các chị không chỉ lo chăm sóc bệnh tật cho chồng mà còn phải lo chăm sóc, nuôi dưỡng cho con bị dị tật, từ việc cho ăn, uống đến việc vệ sinh cá nhân từ khi còn nhỏ bé đến nay con đã 20 – 30 tuổi như các chị: Ma Thị Hành, Hoàng Thị Xuyên (Bắc Quang); Chúng Thị Hương, Hoàng Thị Trắng (Vị Xuyên); Vương Thị Nhình ở xã Bản Díu, Ly Già Kính ở xã Ngán Chiên (Xín Mần). Nói chung, các chị đã hy sinh cuộc đời mình để dành tất cả tình cảm, tình yêu thương cho chồng và cho con. Còn bao nhiêu nạn nhân chất độc da cam thì còn bấy nhiêu những người phụ nữ chăm sóc, phục vụ khi chồng, con bị ốm đau, bệnh tật...


Với truyền thống đoàn kết tương thân tương ái “Lá lành đùm lá rách”, “Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện, ngành ngành làm việc thiện” và “Thương người như thể thương thân”, những năm qua, Quỹ Hội Nạn nhân chất độc da cam/điôxin tỉnh đã xây dựng được trên 3 tỷ đồng từ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và những nhà hảo tâm, tiêu biểu như Công ty Cổ phần khoáng sản An Viên tỉnh Khánh hòa đã trích quỹ ra 3 tỷ đồng để ủng hộ nạn nhân 10 tỉnh, trong đó có Hà Giang là 359 triệu đồng; Công ty TNHH Miền Tây (Hà Giang) đã ủng hộ hơn 200 triệu đồng; Công ty TNHH Sơn Vũ ủng hộ 100 triệu đồng; Công ty khai thác khoáng sản Vàng Hà Giang ủng hộ 50 triệu đồng; Công ty Điện lực miền Bắc ủng hộ 45 triệu đồng; Công ty TNHH Sơn Lâm ủng hộ 40 triệu đồng vv... Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin các cấp đã vận động giúp đỡ các nạn nhân gặp hoàn cảnh khó khăn như ủng hộ ngày công, vật liệu cho gia đình làm nhà, đưa nạn nhân đi điều trị tại bệnh viện. Đến nay đã có 100 nạn nhân được hỗ trợ tiền làm nhà, 98 lượt nạn nhân đi điều trị bệnh viện; thăm và tặng quà cho 1.500 lượt nạn nhân vào các dịp ngày Lễ, Tết... Dù chỉ là ít ỏi nhưng sự quan tâm trên đã làm dịu đi nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam/điôxin...


Nhiệm vụ chăm sóc nạn nhân chất độc da cam/điôxin còn lâu dài vì chất độc da cam/điôxin ngấm trong người và di truyền từ đời này sang đời khác, chưa biết bao giờ kết thúc... Hơn lúc nào hết rất cần sự quan tâm của cả cộng đồng để những người bệnh bớt đi những khó khăn và vươn lên trong cuộc sống.


GIANG THU - ĐẶNG TRANG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người trưởng ban công tác mặt trận tận tụy
HGĐT- Đó là Chị Thèn Thị Bích Phương, 34 tuổi dân tộc La Chí, Trưởng ban Mặt trận, kiêm Hội chữ thập đỏ ở thôn Khuổi Thè, xã Bằng Lang, huyện Quang Bình.
30/05/2011
Đảng viên trẻ người Dao năng động
HGĐT- Với dáng vóc nhỏ bé, trên nét mặt không dấu nổi sự lam lũ của một chàng trai người Dao, bằng tinh thần vượt khó và sáng tạo của mình, Triệu Tà Vủi - một Đảng viên trẻ, Bí thư Chi đoàn thôn - nổi lên không chỉ là tấm gương làm kinh tế giỏi mà còn là một cán bộ Đoàn đầy nhiệt huyết và năng động.
30/03/2011
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với xây dựng người CB-CC “Trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu”
HGĐT- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, CB, CCVC, LĐ Cục Thuếtỉnh đã tích cực hưởng ứng, tạo động lực mạnh mẽ trong nhận thức và hành động, góp phần thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
29/06/2011
Chuyện của ...Tứ nông dân
HGĐT- Sinh ra và lớn lên ở vùng quê thuần nông nơi đất Tổ Vua Hùng, cũng như bao thanh niên cùng trang cùng lứa, Nguyễn Đình Tứ xung phong lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; đó là vào năm 1993 khi ấy Tứ vừa tròn 20 tuổi.
28/03/2011