Chàng trai "xương thủy tinh" vượt lên số phận

10:29, 25/04/2020

BHG - Sinh ra và lớn lên không may mắn, chàng trai người Nùng Vương Quốc Trường, sinh năm 1986, thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến (Quản Bạ) bị liệt 2 chân, nhưng anh luôn có ý chí, nghị lực vượt lên chính mình, làm giàu cho gia đình và xã hội.

Anh Vương Quốc Trường thu hoạch rau Ngũ gia bì.
Anh Vương Quốc Trường thu hoạch rau Ngũ gia bì.

Ngay từ lúc 5 tuổi, gia đình phát hiện anh bị bệnh xương thủy tinh ở 2 chân, cứ hoạt động mạnh là gãy, do gãy nhiều lần đến nay chân anh bị teo, đi lại rất khó khăn. Đến tuổi đi học, thấy các bạn cùng trang lứa tung tăng chạy nhảy vui chơi, trong khi mình phải nhọc nhằn lê từng bước, nên anh Trường quyết định nghỉ học ở nhà, tự mày mò học tập và giúp gia đình chăm vườn rau. Đến khi trưởng thành, không cam chịu số phận phải ngồi một chỗ nên anh quyết tâm tìm cách làm giàu. Với đặc thù địa phương thuần nông và truyền thống gia đình trồng rau, anh nhân rộng thêm các giống rau, đặc biệt là rau Ngũ gia bì. Trước đây trồng lẻ tẻ thì nay anh nhân rộng hơn 0,4 ha rau Ngũ gia bì; đây là loại rau được nhiều khách hàng ưa chuộng, giá trị kinh tế cao... Không chỉ trồng rau, qua đọc sách, báo và xem ti vi thấy nhiều mô hình nuôi thỏ hiệu quả, mà lại dễ chăm sóc, vì vậy, năm 2012 anh Trường đầu tư nuôi hơn 10 con thỏ New Zealand. Với sự chăm chỉ, chịu khó của anh cùng với điều kiện khí hậu, rau cỏ phù hợp với loại thỏ này, nên đàn thỏ nhân lên nhanh chóng, có lúc cao điểm lên tới nghìn con. Mỗi tháng trung bình vợ chồng anh bán 200 con thỏ giống (giá 250.000 - 300.000 đồng/đôi). Thỏ thịt bán ít hơn, giá khoảng 120.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm trừ chi phí, gia đình anh Trường thu trên 100 triệu đồng từ bán thỏ và rau; đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Anh Trường chia sẻ: “Nhiều người còn khổ hơn, khó khăn hơn mình, họ làm được thì chắc chắn tôi cũng sẽ làm được, chỉ cần có niềm tin và ý chí vươn lên thì thành công sẽ không từ chối tôi”.

Anh Vương Quốc Trường kiểm tra dịch bệnh cho thỏ.
Anh Vương Quốc Trường kiểm tra dịch bệnh cho thỏ.

Mặc dù bị bệnh, sức khỏe không bình thường, nhưng anh Trường rất nhanh nhẹn cùng vợ nắm bắt thị trường, dùng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm trên zalo, facebook… nên rất đông khách trong và ngoài tỉnh tìm đến mua thỏ và rau của gia đình. Không chỉ bán thỏ giống với giá ưu đãi cho những người có hoàn cảnh khó khăn… anh Trường còn thường xuyên nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thỏ cho những người cùng cảnh ngộ, thanh niên khởi nghiệp và bà con trong thôn, bản.

Với những nỗ lực vượt khó, anh Trường và gia đình đã vinh dự được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen các cấp và Hội Người khuyết tật về thành tích nhiều năm liền đạt hộ gia đình SXKD giỏi. Đối với anh Trường, phần thưởng cao quy nhất được vinh dự là 1 trong 5 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Hà Giang tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ V năm 2018 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bài, ảnh: HỒNG CỪ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người đưa giống lợn rừng Thái Lan về đất Linh Hồ

BHG - Phong trào "Thanh niên học tập và làm theo gương Bác" phát triển kinh tế được đông đảo đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Vị Xuyên hưởng ứng tích cực. Với nghị lực quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, anh Phùng Văn Giai, thôn Bản Đông, xã Linh Hồ là một trong những tấm gương tiêu biểu cho tuổi trẻ có chí hướng khởi nghiệp và khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình.

 

30/03/2020
Nguyễn Văn Khuy làm giàu từ dịch vụ homestay

BHG -  Với thân hình nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hoạt bát và dễ gần là những hình ảnh ấn tượng khi mới gặp anh Nguyễn Văn Khuy (sinh 1995), thôn Cốc Pảng, xã Du Già (Yên Minh); chủ cơ sở lưu trú Du Già homestay.  Anh Khuy đã chọn kinh doanh dịch vụ homestay để khởi nghiệp, nhằm truyền cảm hứng về không gian văn hóa dân tộc và quảng bá du lịch trên mảnh đất quê hương và gây dựng kinh tế gia đình.

 

28/02/2020
Thoát nghèo nhờ nuôi lợn giống bản địa

BHG - Từ hai bàn tay trắng, bằng nghị lực và ý chí vươn lên, anh Phàn Văn Giang (sinh 1990) dân tộc Dao, thôn Thâm Quảng, xã Đường Âm (Bắc Mê) đã trở thành chủ mô hình nuôi lợn cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt, từ khi lấy vợ, sinh con; cuộc sống của gia đình anh Giang chỉ trông vào diện tích ruộng, nương ít ỏi nên gặp rất nhiều thiếu thốn. Với quyết tâm không cam chịu đói nghèo...

25/12/2019
"Chỗ dựa" cho phụ nữ Quản Bạ tự tin khởi nghiệp

BHG - Thực hiện cuộc vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Quản Bạ có nhiều đổi mới trong tuyên truyền, vận động, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của hội viên. Giúp chị em tự tin, phát huy được khả năng, cơ hội, thế mạnh và vai trò làm chủ của mình. Từ đó, xây dựng được nhiều mô hình khởi nghiệp hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập gia đình. 

 

25/11/2019