"Chỗ dựa" cho phụ nữ Quản Bạ tự tin khởi nghiệp

08:40, 25/11/2019

BHG - Thực hiện cuộc vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, thời gian qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Quản Bạ có nhiều đổi mới trong tuyên truyền, vận động, khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của hội viên. Giúp chị em tự tin, phát huy được khả năng, cơ hội, thế mạnh và vai trò làm chủ của mình. Từ đó, xây dựng được nhiều mô hình khởi nghiệp hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập gia đình. 

Mô hình nuôi giun quế của hộ chị Hà Thị Nhâm, tổ 4, thị trấn Tam Sơn.
Mô hình nuôi giun quế của hộ chị Hà Thị Nhâm, tổ 4, thị trấn Tam Sơn.

Luôn trăn trở để nâng cao chất lượng hoạt động hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo; Chủ tịch Hội LHPN huyện, Đặng Thị Hưởng, chia sẻ: Năm nay Hội đã tổ chức cho 7 Chủ tịch Hội cơ sở đi học tập mô hình tại xã Linh Hồ (Vị Xuyên) và triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi giun quế khép kín tại 5 xã: Nghĩa Thuận, Quyết Tiến, Lùng Tám, Tam Sơn, Đông Hà, với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/5 mô hình, đến nay các mô hình đều phát triển tốt, có hiệu quả và triển khai nhân rộng thêm 11 mô hình tại thị trấn Tam Sơn, xã Quản Bạ, Tùng Vài.

Chị Hà Thị Nhâm, tổ 4, thị trấn Tam Sơn là một trong những hộ được Hội hỗ trợ nuôi giun quế, cho biết: “Nhà tôi được Hội LHPN thị trấn Tam Sơn đến vận động và hỗ trợ phát triển nuôi giun quế, cho con giống, hướng dẫn cách nuôi. Sau một thời gian nuôi tôi thấy mô hình này hiệu quả, cách nuôi đơn giản, không mất nhiều thời gian. Do gia đình nuôi gà, vịt, lợn nên có thể dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, tiết kiệm được chi phí sản xuất”. Sau thời gian nuôi thử nghiệm thấy có hiệu quả, chị Nhâm đã đi tuyên truyền, hướng dẫn cho các chị em trong chi hội cùng nuôi.

Nhờ sự kiên trì, cố gắng học hỏi kinh nghiệm về các mô hình sản xuất, kinh doanh, chị Đặng Thị Duyên, thôn Thượng Sơn, thị trấn Tam Sơn đang là Chi hội trưởng đi đầu trong phát triển kinh tế ở thôn Thượng Sơn. Chị Duyên cho biết: “Nhà tôi trước đây làm nương rẫy là chính, ngoài ra nuôi thêm vài con trâu, lợn nên kinh tế khó khăn. Từ khi được Hội LHPN đến tuyên truyền, giới thiệu về các mô hình hiệu quả kinh tế cao tôi đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi. Đến nay, nhà tôi có 2.000 m2 mặt nước nuôi cá, đàn gà, vịt trên 400 con và nuôi 10 con bò. Nhờ mô hình chăn nuôi tổng hợp mỗi năm gia đình tôi có thu nhập trên 100 triệu đồng”. Bên cạnh đó, chị Duyên còn thường xuyên giúp đỡ hội viên trong thôn phát triển kinh tế bằng cách cho vay con giống, ngày công, hướng dẫn cách chăn nuôi.

Ðể hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp bền vững, nhất là đối với những chị em yếu thế, Hội LHPN huyện đã thực hiện Dự án “Nhân rộng mô hình chăn nuôi bò sinh sản luân chuyển” tại xã Nghĩa Thuận, Tùng Vài, từ 32 con bò đã tăng lên 60 con; năm nay đã chuyển giao 28 con bê đủ điều kiện cho 28 hộ nghèo tại 2 xã Tùng Vài và xã Nghĩa Thuận. Duy trì và nâng cao hiệu quả 13 tổ với 189 hội viên liên kết phát triển nghề dệt may, thêu thổ cẩm, trang phục truyền thống, nuôi lợn nái luân chuyển, nuôi dê tại 13 xã, thị trấn. Thành lập mới 5 tổ với 61 hội viên liên kết phát triển kinh tế, với 3 mô hình nuôi lợn luân chuyển hỗ trợ 55 triệu đồng; 1 tổ nuôi dê, 1 tổ trồng dưa hấu và ớt xanh tại 5 xã. Hỗ trợ 45 triệu đồng, cho vay không lãi 2 năm để xây dựng mô hình nuôi chim Bồ câu tại  9 hộ ở xã Bát Đại Sơn.

Bên cạnh đó, Hội tích cực tư vấn và hướng dẫn hội viên khởi sự kinh doanh ăn uống, liên kết giới thiệu khách hàng, cửa hàng; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc rau, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm bán buôn và bán lẻ về chợ Hà Giang, liên kết lên các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn... Hỗ trợ xây dựng 3 ý tưởng khởi nghiệp tham gia Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp tại T.Ư Hội và Hội LHPN tỉnh, kết quả chị Lý Hồng Thu ở xã Quản Bạ đã đạt giải Nhất với ý tưởng kinh doanh nhà nghỉ cộng đồng và được nhận hỗ trợ 30 triệu đồng...

Nhờ sự hỗ trợ của Hội LHPN huyện Quản Bạ đã giúp chị em phụ nữ dân tộc thiểu số mạnh dạn phát triển sản xuất, kinh doanh tại gia đình, góp phần nâng cao đời sống, xây dựng Nông thôn mới.

Bài, ảnh:  LÊ HẢI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tuổi trẻ Quang Bình với phong trào khởi nghiệp

BHG - Bằng ý chí và khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, những năm gần đây, nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Quang Bình đã tích cực khởi nghiệp, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho bản thân, tạo  việc làm cho nhiều lao động địa phương.

 

31/10/2019
Tuổi trẻ Hoàng Su Phì đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp

BHG - Xác định việc hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khởi nghiệp, giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng; thời gian qua, Huyện đoàn Hoàng Su Phì đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, hỗ trợ hiệu quả ĐVTN đẩy mạnh phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp. Những năm qua, phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp"...

29/08/2019
Thúc đẩy phong trào khởi nghiệp ở Quản Bạ

BHG - Huyện Quản Bạ hiện có 221 mô hình khởi nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp, 24 HTX và 195 hộ cá nhân khởi nghiệp. Cùng với đó lá nhiều mô hình nổi bật như gia trại chăn nuôi bò với 100 con, mô hình nuôi gà hơn 1.000 con và mô hình nuôi chim bồ câu trên 500 đôi... Đây được xem là một trong những động lực giúp chương trình khởi nghiệp của huyện lan rộng và trở thành phong trào rộng khắp.

 

28/08/2019
Hoàng Tiến Cường khởi nghiệp từ nuôi giun quế

BHG - Thời gian gần đây, phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp ngày càng lan tỏa sâu rộng trong lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở huyện Hoàng Su Phì. Một trong những mô hình khởi nghiệp hiệu quả đó là nuôi giun quế kết hợp chăn nuôi tổng hợp của anh Hoàng Tiến Cường, sinh năm 1990, đoàn viên Chi đoàn thôn Quang Tiến, thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì).

 

27/09/2019