Huyện đoàn Vị Xuyên đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp trong thanh niên

09:50, 10/12/2018

BHG - Những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp được các cấp chính quyền huyện Vị Xuyên quan tâm, khuyến khích, ủng hộ. Cùng với ý chí vươn lên của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), phong trào khởi nghiệp ngày càng đạt nhiều kết quả tốt.

Đoàn viên, thanh niên huyện Vị Xuyên học tập kinh nghiệm nuôi thỏ.
Đoàn viên, thanh niên huyện Vị Xuyên học tập kinh nghiệm nuôi thỏ.

Thời gian qua, Huyện đoàn Vị Xuyên đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế trong thanh niên. Các mô hình kinh tế của thanh niên hiện đang duy trì ổn định và phát triển tốt, số lượng tăng theo từng năm. Đến nay, trên địa bàn huyện có 9 HTX thanh niên, chủ yếu thuộc lĩnh vực nông - lâm nghiệp và dịch vụ, du lịch; 11 Tổ hợp tác và có 74 mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu. Để đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, Huyện đoàn đã phối hợp với các cấp, các ngành của tỉnh, huyện tập trung tuyên truyền, giới thiệu nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi của thanh niên, HTX điển hình đến đông đảo các nhóm hộ thanh niên. Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung tuyên truyền, vận động thanh niên học nghề, đặc biệt đã tổ chức định hướng nghề nghiệp cho 2.300 ĐVTN; tổ chức các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các mô hình cho TN đi tham quan học tập...; tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật cho trên 2.000 ĐVTN; tư vấn hỗ trợ khởi nghiệp cho 300 ĐVTN; phối hợp với Quỹ khởi nghiệp SVF tổ chức 2 khóa huấn luyện đào tạo cho 250 ĐVTN… Không chỉ đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, huyện còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để giải ngân nguồn vốn hỗ trợ giúp ĐVTN thuận lợi trong quá trình khởi nghiệp. Đồng thời, lực lượng ĐVTN của huyện luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành tạo điều kiện để phát triển kinh tế. Hiện, các mô hình thanh niên khỏi nghiệp đều phát triển tốt và ngày càng được mở rộng.

Qua trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Huyện đoàn cho biết: Bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn gặp không ít khó khăn; một số thanh niên còn hạn chế về trình độ, năng lực quản lý, điều hành dẫn đến đa số mô hình vẫn còn quy mô nhỏ, chưa bền vững, chưa mạnh dạn, chủ động trong việc tìm hiểu và đầu tư nghiên cứu, mở rộng mô hình kinh tế cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Để khắc phục những khó khăn đó, thời gian tới Huyện đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về phong trào khởi nghiệp bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Tổ chức thêm nhiều diễn đàn giao lưu với những chuyên gia, doanh nhân thành đạt, những nhà nông tiêu biểu nhằm chia sẻ những kinh nghiệm về khởi nghiệp. Từ đó kết nối với các tổ chức, cá nhân đầu tư khởi nghiệp cho thanh niên…

Bài, ảnh: BÙI HƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp từ Mô hình Dịch vụ du lịch ở Xín Mần

BHG - Khởi nghiệp không bao giờ muộn với những ai có ý chí, quyết tâm mong muốn thay đổi cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế cho quê hương và xã hội - điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của chị Phạm Thị Cúc. Chị Phạm Thị Cúc, sinh năm 1984, tại huyện Bắc Quang. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại Thái Nguyên, chị trở về quê bươn trải nhiều nghề, nhưng thu nhập không đảm bảo. Năm 2010, chị quyết định lên Xín Mần lập nghiệp...

30/08/2018
Gặp mặt nhóm thí sinh đạt giải Nhất cuộc thi " Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc"

BHG - Chiều 28.11, tại Hội trường UBND thành phố, Tỉnh đoàn Hà Giang đã tổ chức buổi gặp mặt nhóm tác giả đạt giải Nhất cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn toàn quốc" lần thứ I, năm 2018. Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Tỉnh đoàn, Thành ủy Hà Giang và đông đảo đoàn viên thanh niên đến từ các trường học trên địa bàn thành phố. Vinh dự vượt qua 183 bài thi của các thí sinh đến từ 52 tỉnh, thành đoàn trên cả nước, dự án Green Blessing "Trồng rau hữu cơ gắn với phát triển du lịch trách nhiệm" của nhóm tác giả Hoàng Thị Hảo đến từ Hà Giang... 

29/11/2018
Hoàng Văn Cân tiên phong nuôi ếch ở Tân Nam

BHG - Hơn 3 năm qua, nhờ sự đầu tư trọng điểm từ Chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh; nhân dân xã Tân Nam (Quang Bình) đã tiếp cận với nguồn vốn tài trợ thông qua hoạt động của các Nhóm sở thích (GIC) và Nhóm tiết kiệm tín dụng để mua cây, con giống phát triển kinh tế, tăng mức thu nhập và tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa lớn. Trong các nhóm hiện đang duy trì, mô hình nuôi ếch của anh Hoàng Văn Cân, thôn Nậm Hán được đánh giá triển vọng và có khả năng nhân rộng.

28/11/2018
Đoàn viên Nguyễn Tiến Dũng khởi nghiệp từ nuôi thỏ

BHG - Với vóc dáng thư sinh, nụ cười hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ; chàng trai Nguyễn Tiến Dũng (sinh 1995), trú tại tổ 2, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã gây dựng cho mình cơ nghiệp khá ổn định và bền vững từ mô hình chăn nuôi thỏ được Dũng ấp ủ từ nhiều năm trước và quyết tâm thực hiện, giờ đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tốt nghiệp THPT năm 2013, Dũng không thi đại học mà đi học nghề và làm công nhân điện tử tại Khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương...

27/09/2018