Khởi nghiệp từ trồng rau mầm

16:05, 22/11/2018

BHG- Hiện nay, nhu cầu rau sạch ngày càng trở nên cấp thiết để mang lại những giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Nắm bắt được thị trường kinh doanh rau sạch là hướng phát triển rất tiềm năng, chị Trần Kim Liễu, thôn Trang, xã Trung Thành (Vị Xuyên) đã đầu tư cơ sở để sản xuất rau mầm đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Chị Trần Kim Liễu chăm sóc mô hình rau mầm của gia đình
Chị Trần Kim Liễu chăm sóc rau mầm của gia đình

Tốt nghiệp trường Cao đẳng Dược, sau khi ra trường không có cơ hội xin việc làm ở các Cửa hàng, Đại lý bán thuốc lớn, chị Liễu quyết định xây dựng gia đình và mở một cửa hàng bán thuốc tân dược nhỏ tại nhà. Vốn sinh ra trong gia đình nhà nông, đam mê với việc trồng rau mầm từ lâu, lại nhận thấy trên địa bàn tỉnh chưa ai ứng dụng trồng rau mầm, chị Liễu tận dụng thời gian nhàn rỗi để tìm hiểu kiến thức trong sản xuất nông nghiệp và mạnh dạn đi học hỏi tại Công ty Sản xuất rau mầm sạch tỉnh Thái Nguyên. Ban đầu chị trồng vài khay thử nghiệm, thành công chị bắt đầu mạnh dạn đầu tư quy mô lớn. Hiện tại, cơ sở rau mầm của chị có gần 500 khay, với nhiều loại rau khác nhau, như rau cải, rau muống, đậu xanh, đậu trắng, đậu Hà Lan…

Theo chị Liễu, kỹ thuật trồng rau mầm không khó, tuy nhiên rau mầm khá mẫn cảm với nước tưới, nếu nước không đủ, rau dễ bị héo và chết; ngược lại, nếu lượng nước tưới dư thừa, rau sẽ bị úng thối. Chi phí đầu tư thấp, ban đầu chỉ đầu tư khay nhựa và giá thể; thời gian gieo hạt chỉ trong vòng 5 ngày thì được thu hoạch, trung bình giá bán từ 50 - 80 nghìn đồng/1kg tùy giống rau. Thị trường đầu ra tương đối ổn định, chủ yếu là cung cấp cho các nhà hàng trong huyện và tỉnh. Đặc biệt, rau mầm là loại thực phẩm sạch, giàu chất dinh dưỡng, có thể coi là thực phẩm cao cấp trên thị trường. Mô hình trồng rau mầm của chị Liễu không chỉ cung cấp sản phẩm rau mầm trên thị trường mà còn là đầu mối cung ứng giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, liên kết với các HTX, các hộ gia đình trồng rau trong nhà lưới trên địa bàn huyện. Hiện tại, chị đã chuyển giao kỹ thuật cho 9 cơ sở cả trong và ngoài tỉnh.

Diện tích cây Dâu tây đang thời kỳ đơm hoa.
Diện tích cây Dâu tây đang sinh trưởng và phát triển tốt.

Từ nhu cầu thị trường về thực phẩm sạch, chị Liễu tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất, chuyển sang trồng thử nghiệm cây Dâu tây và Măng tây. Theo đó, chị mạnh dạn vay vốn để đầu tư giống, lưới và giá thể trồng thêm 2.000 cây Dâu tây và 100 khóm măng tây, hiện nay các loại cây đều phát triển tốt, riêng cây Dâu tây đang thời kỳ đơm hoa kết trái…

Đồng chí Mai Trung Lập, Chủ tịch UBND xã Trung Thành khẳng định: Mô hình trồng rau mầm của chị Trần Kim Liễu là mô hình khởi nghiệp có hiệu quả, đầu ra cho sản phẩm ổn định, giá trị kinh tế đạt cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, góp phần thực hiện thành công tiêu chí số 10 về thu nhập trong chương trình xây dựng NTM của địa phương.

Thanh Thủy


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp từ Mô hình Dịch vụ du lịch ở Xín Mần

BHG - Khởi nghiệp không bao giờ muộn với những ai có ý chí, quyết tâm mong muốn thay đổi cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế cho quê hương và xã hội - điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của chị Phạm Thị Cúc. Chị Phạm Thị Cúc, sinh năm 1984, tại huyện Bắc Quang. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại Thái Nguyên, chị trở về quê bươn trải nhiều nghề, nhưng thu nhập không đảm bảo. Năm 2010, chị quyết định lên Xín Mần lập nghiệp...

30/08/2018
Đoàn viên Nguyễn Tiến Dũng khởi nghiệp từ nuôi thỏ

BHG - Với vóc dáng thư sinh, nụ cười hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ; chàng trai Nguyễn Tiến Dũng (sinh 1995), trú tại tổ 2, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã gây dựng cho mình cơ nghiệp khá ổn định và bền vững từ mô hình chăn nuôi thỏ được Dũng ấp ủ từ nhiều năm trước và quyết tâm thực hiện, giờ đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tốt nghiệp THPT năm 2013, Dũng không thi đại học mà đi học nghề và làm công nhân điện tử tại Khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương...

27/09/2018
Trao "cần câu" cho thanh niên

BHG - Làm thế nào để phát triển ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, phát huy được những tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm đặc sản của địa phương thành hàng hóa có giá trị? Những câu hỏi này luôn thường trực trong đầu của thanh niên nông thôn mong muốn khởi nghiệp. Giải đáp những thắc mắc này, vừa qua huyện Quản Bạ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp (TT.BSA) mở lớp tập huấn "Phát triển tài nguyên bản địa bằng ứng dụng công nghệ" cho thanh niên.

 

25/08/2018
Hai anh em người Dao khởi nghiệp từ nuôi giun Quế

BHG - Mô hình nuôi giun Quế của hai anh em Phàn Văn Canh và Phàn Văn Dân nằm giữa những thửa ruộng bậc thang của gia đình tại thôn Thành Công, xã Bản Péo (Hoàng Su Phì). Đầu năm 2017, sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại trang trại nuôi giun Quế ở thị trấn Việt Vinh (Bắc Quang), Phàn Văn Canh (sinh năm 1992) luôn nung nấu ý tưởng đưa loại giun này về nuôi trên quê hương mình. Là Phó Bí thư Đoàn xã Bản Péo nên Phàn Văn Canh có ít thời gian thực hiện, do vậy anh rủ thêm người em họ là Phàn Văn Dân cùng chung tay nuôi giun Quế. Phàn Văn Dân...

24/10/2018