Phát huy vai trò của Công an Nhân dân trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch: Kỳ cuối: Công tác Công an đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh

16:32, 20/05/2024

BHG - Luật CAND 2018 quy định CAND có vị trí, vai trò tham mưu với Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Theo phân công, phân cấp thẩm quyền, lực lượng CAND tỉnh Hà Giang có vai trò chủ động tham mưu với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Bộ Công an những chủ trương, chính sách về bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh đối với các mặt công tác bảo đảm an ninh mạng, an ninh chính trị, an ninh văn hoá, tư tưởng, an toàn thông tin. Trực tiếp đấu tranh với các đối tượng có quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch được xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của lực lượng Công an toàn tỉnh trong trận tuyến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Từ đó, Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã tập trung chỉ đạo, thực hiện quyết liệt, đồng bộ, phối hợp nhiều biện pháp, lực lượng tham gia:

Quán triệt, bám sát chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh uỷ trong triển khai công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an. Xác định việc làm tốt công tác bám nắm diễn biến tư tưởng, tâm tư trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân và chủ động phát hiện các vấn đề, “sơ hở”, thiếu sót ngay từ cơ sở là khâu trọng yếu, nhằm kịp thời tham mưu, đề xuất “đúng và trúng” với cấp uỷ, chính quyền địa phương giải quyết, xử lý hiệu quả, không để phát sinh tình trạng phức tạp khiến các thế lực thù địch có thể lợi dụng tuyên truyền, kích động chống phá.

Lực lượng Công an phối hợp quần chúng nhân dân xác minh vụ việc có dấu hiệu đăng tải thông tin sai trái, xuyên tạc.
Lực lượng Công an phối hợp quần chúng nhân dân xác minh vụ việc có dấu hiệu đăng tải thông tin sai trái, xuyên tạc.

Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước với nhiều cách làm mới, thiết thực, hiệu quả, trọng tâm là đợt sinh hoạt chính trị học tập, thực hiện 2 lời căn dặn của đồng chí Tổng Bí thư và đồng chí Bộ trưởng Bộ Công an, chủ đề “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất”  “Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an”; xây dựng ban hành bộ quy tắc ứng xử của CBCS Công an tỉnh Hà Giang; thực hiện phương châm “mỗi CBCS Công an là một tuyên truyền viên”... đã góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, đồng thời làm tốt vai trò định hướng thông tin tích cực với dư luận xã hội.

Ban Chỉ đạo 35 Công an tỉnh tăng cường chỉ đạo lực lượng Công an từ tỉnh đến cơ sở làm tốt nhiệm vụ đấu tranh, phản bác, điều tra, xử lý các đối tượng đăng tải thông tin với quan điểm sai trái, thù địch, tin giả, tin sai sự thật. Từ năm 2018 đến nay, lực lượng Công an đã xây dựng, quản lý, phát triển hoạt động hàng trăm trang thông tin điện tử, fanpage, facebook… biên soạn, đăng tải 6.779 bài viết, đồng thời chia sẻ với các hội, nhóm lớn, có số lượng đông đảo thành viên người địa phương tham gia. Các bài viết đã tiếp cận được hơn 1,2 triệu lượt người sử dụng facebook, nhận được 4.095 bình luận, phản hồi, chia sẻ tích cực. Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm 108 trường hợp chia sẻ, đăng tin có quan điểm sai trái, xuyên tạc, tin giả, tin sai sự thật lên mạng xã hội Facebook, trong đó xử phạt vi phạm hành chính 73 trường hợp với tổng số tiền nộp phạt gần 450 triệu đồng. Sau khi xử lý các vi phạm, đã tổ chức biên soạn các tuyến tin, bài tuyên truyền, phổ biến, giáo dục tới quần chúng nhân dân, giúp nhân dân hiểu, thêm tin yêu, đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ lực lượng Công an. Đồng thời cũng tạo tác dụng răn đe, cảnh báo, góp phần định hướng, nâng cao ý thức thức trách nhiệm của người sử dụng mạng xã hội với cộng đồng.

Ngoài công tác đấu tranh trực diện, lực lượng Công an còn làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương, trong và ngoài lực lượng, “phủ xanh” thông tin. Xây dựng, đăng tải, phát sóng 3.339 chương trình phát thanh, truyền hình, tin, bài, phóng sự phản ánh kết quả các mặt công tác Công an, gương điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Góp phần xây dựng, lan toả hình ảnh đẹp về người CBCS Công an Hà Giang “bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ”. Lực lượng Công an cũng chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Thông tin & Truyền thông tỉnh kịp thời định hướng, thông tin dư luận báo chí nhất là trước các vấn đề nóng, vụ việc nhạy cảm thu hút đông đảo sự quan tâm của dư luận. Phối hợp, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh tư tưởng, văn hoá, an ninh mạng, an ninh thông tin truyền thông, bảo vệ khối đại đoàn kết nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Để tăng cường hiệu quả công tác, thời gian tới cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

Một là, cấp uỷ, lãnh đạo các đơn vị phải thực sự chú trọng vai trò, vị trí, xác định công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đấu tranh xử lý tin giả, tin sai sự thật là một yêu cầu cấp bách, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Nghiêm túc tổ chức quán triệt đến toàn thể CBCS thực hiện hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về bảo vệ nền tảng tư tưởng của của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Hai là, chủ động nhận diện, làm rõ các âm mưu, thủ đoạn, quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay. Lực lượng Công an cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, gắn lý luận với thực tiễn nhằm bổ sung, hoàn thiện lý luận. Quá trình triển khai phải chú trọng đến tình hình thực tiễn, đặc điểm của địa phương với nhiều yếu tố đặc thù như: Tâm lý đồng bào dân tộc thiểu số, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và khả năng tiếp cận công nghệ thông tin... từ đó, tuỳ vào từng nội dung, thời điểm, với mỗi địa bàn, đối tượng tính toán có phương pháp, nội dung tuyên truyền, bảo vệ tư tưởng, đấu tranh cho phù hợp, hiệu quả.

Ba là, chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong công tác dự báo tình hình trong nước, khu vực, thế giới, các vấn đề, vụ việc, vụ án có khả năng tác động trực tiếp đến tư tưởng của nhân dân trên địa bàn. Tiếp tục làm tốt công tác nắm tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân, cán bộ, đảng viên, đặc biệt là giới trẻ, thanh niên, đối tượng có nhiều khả năng, điều kiện tiếp cận Internet, mạng xã hội nhưng nhận thức còn chưa đầy đủ, dễ bị ảnh hưởng, tác động bởi các luồng quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc.

Bốn là, đổi mới công tác đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch theo hướng phát triển phù hợp với tình hình mới. Tập trung tăng cường tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để thiết lập và sử dụng đồng bộ, số lượng lớn các trang thông tin, Fanpage, blog, Facebook nhằm biên soạn, đăng tải các bài viết với nội dung tuyên truyền “phủ xanh” thông tin và đấu tranh phản bác theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm thực tiễn địa phương như sử dụng Infographic, video clip ngắn, biên soạn nội dung tuyên truyền tiếng dân tộc thiểu số,... Tiếp tục xây dựng, mở rộng đội ngũ cộng tác viên, nâng cao chất lượng viết tin, bài đấu tranh phản bác; các tuyến tin, bài phải bám nắm các chủ trương lớn, vấn đề “nóng” được quan tâm để kịp thời định hướng thông tin, phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Năm là, tăng cường công tác phối hợp giữa các lực lượng, tạo cơ chế hiệp đồng tác chiến giữa các lực lượng. Từ nhận diện, đánh giá âm mưu, thủ đoạn, phương thức hoạt động tuyên truyền phá hoại tư tưởng đến phát hiện, dự báo hoạt động, mục tiêu chống phá tiếp theo, phải luôn nắm giữ thế chủ động phòng ngừa, cảnh giác, giữ vững địa bàn, kịp thời đấu tranh triệt phá, triệt tiêu hiệu quả tác động của thông tin xấu, độc, tiến tới xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.

Sáu là, thường xuyên duy trì công tác sơ kết, tổng kết, phát hiện những mặt còn tồn tại, hạn chế, từ đó kịp thời tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo, đưa ra những giải pháp căn cơ, chiến lược đáp ứng yêu cầu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong tình hình mới.

Bùi Tiến (Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an tỉnh)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vai trò của cán bộ, đảng viên trong công tác Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
BHG - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng trong việc nhận diện kịp thời chính xác các thông tin, luận điệu sai trái, phản động,  tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
31/07/2023
Chủ nghĩa Mác-Lênin tiếp tục soi sáng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
V.I.Lênin - nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản toàn thế giới đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do cho các dân tộc, vì hạnh phúc của toàn thể nhân loại. Những di sản mà Lênin để lại cho toàn thể nhân loại tiến bộ là vô cùng to lớn trên cả phương diện lý luận và từ chính thực tiễn hoạt động cách mạng của Người. Ðối với cách mạng Việt Nam, tư tưởng của V.I.Lênin không chỉ là ngọn đuốc soi đường cho cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng mà vẫn đang tiếp tục chỉ dẫn cho mỗi bước đi trong chặng đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tình hình mới.
28/04/2024
Quy chế Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2024

Ngày 18.3.2024, Ban tổ chức Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch năm 2024 của tỉnh ban hành quy chế Cuộc thi. Để xem chi tiết nội dung quy chế, bạn đọc nhấn vào đường link dưới đây:

26/03/2024
 Không thể xuyên tạc thực tế tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
BHG - Theo Sách trắng Tôn giáo Việt Nam năm 2023: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam đều có đóng góp nhất định cho đất nước trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của những người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước.
25/01/2024