“Tăng đề kháng” cho cán bộ, đảng viên để chống sự xâm nhập độc hại

19:48, 24/02/2024

BHG - Trong thế giới phẳng hiện nay, các thế lực thù địch, phản động thực hiện “diễn biến hòa bình” bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, trên nhiều lĩnh vực, bởi vậy, ngoài việc nhận diện, đấu tranh quyết liệt, trực tiếp, mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV) phải trang bị cho mình bản lĩnh, tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định, đạo đức cách mạng và lối sống trong sáng để “miễn dịch” trước sự xâm nhập độc hại.

Để đạt mục đích xấu, các thế lực thù địch, phản động sử dụng nhiều phương tiện và gia tăng hoạt động xuyên tạc, thông tin sai sự thật, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước và CBĐV trên không gian mạng. Nhiều thông tin, hình ảnh, video clip trên mạng đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ phận CBĐV và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy giảm lòng tin vào vai trò của Đảng, gây mất đoàn kết nội bộ. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ: “Một bộ phận CBĐV bản lĩnh chính trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin, cá biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng”. Đây chính là một trong những “lỗ hổng” để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta. Việc chống “diễn biến hòa bình” là cuộc chiến bền bỉ, lâu dài, nhiều thử thách, trong đó, mỗi CBĐV phải là một “bức tường” để ngăn chặn cái xấu xâm nhập vào đất nước. Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị xác định rõ: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là một nội dung cơ bản, sống còn của công tác xây dựng Đảng; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị và của từng CBĐV.

Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì tổ chức hội nghị cập nhật, bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên. Ảnh: Yên Hoa
Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì tổ chức hội nghị cập nhật, bồi dưỡng kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên.
Ảnh: Yên Hoa

Đảng bộ tỉnh hiện có 15 Đảng bộ trực thuộc, trên 810 tổ chức cơ sở Đảng, trên 3.730 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, Đảng bộ bộ phận với trên 73.680 đảng viên. Tổ chức bộ máy của khối Đảng, đoàn thể có 27 đơn vị với trên 1.000 biên chế; khối Nhà nước cấp tỉnh có 23 cơ quan hành chính, 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh và 13 hội đặc thù với trên 1.500 biên chế. Toàn tỉnh có 390 cán bộ lãnh đạo thuộc diện T.Ư và Tỉnh ủy quản lý; 2.564 cán bộ lãnh đạo quản lý thuộc diện cấp ủy trực thuộc Tỉnh ủy quản lý.

Xác định rõ vai trò quan trọng của CBĐV trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, BTV Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Đặc biệt, ban hành Đề án số 06 về nâng cao chất lượng đảng viên giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 21 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 10 về tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống đối với CBĐV giai đoạn 2021 - 2025, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2025 có 98% trở lên CBĐV có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, phát huy tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm”; trên 96% cấp ủy, tổ chức Đảng đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống cho CBĐV và trên 96% CBĐV, nhất là người đứng đầu cấp ủy thực hiện tốt việc nêu gương.

Theo đó, cấp ủy các cấp tích cực chỉ đạo, định hướng tư tưởng, chủ động nắm bắt dư luận xã hội, thực hiện nghiêm “tự phê bình” và “phê bình” trong sinh hoạt Đảng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang; thường xuyên quan tâm, tổ chức bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho CBĐV, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho CBĐV gắn với quy hoạch và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm nhiệm vụ. Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Chính trị các huyện, thành phố, các trường cao đẳng, trung cấp chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, tổ chức cho học viên đi thực tế, tham quan mô hình phát triển KT - XH để gắn lý luận với thực tiễn; chủ động bổ sung vào bài giảng những nội dung cốt lõi của các nghị quyết, kết luận, chính sách mới của T.Ư, của tỉnh. Các huyện, thành phố đẩy mạnh phong trào thi đua, văn hóa, văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần, bồi dưỡng đạo đức truyền thống tốt đẹp và lối sống văn hóa mới cho CBĐV và nhân dân.

Đội ngũ CBĐV không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chính trị, hướng hoạt động về cơ sở, gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về lập trường chính trị, tư tưởng, đạo đức cách mạng, góp phần quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đầy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025.

AN GIANG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vai trò của cán bộ, đảng viên trong công tác Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
BHG - Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất quan trọng trong việc nhận diện kịp thời chính xác các thông tin, luận điệu sai trái, phản động,  tham gia đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.
31/07/2023
Công an tỉnh trao giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
BHG - Chiều 26.7, Công an tỉnh tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong Công an tỉnh Hà Giang năm 2023. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.
26/07/2023
 Không thể xuyên tạc thực tế tự do tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
BHG - Theo Sách trắng Tôn giáo Việt Nam năm 2023: Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo ở Việt Nam đều có đóng góp nhất định cho đất nước trên nhiều phương diện của đời sống xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam có trên 26,5 triệu tín đồ tôn giáo (chiếm 27% dân số cả nước), hơn 54.000 chức sắc, 135.000 chức việc và 29.658 cơ sở thờ tự. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của những người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào xã hội, đóng góp thiết thực vào sự phát triển đất nước.
25/01/2024
Đấu tranh đẩy lùi thái độ bàng quan, dao động về tư tưởng xã hội chủ nghĩa
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”
24/07/2023