Hiệu quả mô hình “Tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân”

15:52, 22/12/2012

HGĐT- Từ năm 2009, Hà Giang là một trong những tỉnh được lựa chọn triển khai Mô hình “Tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân”. Việc triển khai, thực hiện mô hình giúp các địa phương nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nòi giống cho người dân trên địa bàn.



Các thí sinh tham gia thi tìm hiểu kiến thức sức khỏe tiền hôn nhân tại Kim Ngọc (Bắc Quang).          Ảnh: Việt Tiến                                               

Mục đích của mô hình là nhằm nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nòi giống cho người dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, kiểm tra sức khỏe nhằm tư vấn, điều trị các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến con cái cho các đối tượng vị thành niên, thanh niên chưa kết hôn. Năm 2009, tỉnh triển khai tại 6 xã, qua một thời gian thực hiện có hiệu quả, mô hình được nhân rộng, đến nay đang thực hiện tại 23 xã trên địa bàn các huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang. Dựa trên thực tế về công tác dân số ở các địa bàn triển khai, tỉnh lựa chọn các hoạt động của mô hình phù hợp, có tính khả thi cao. Trong đó, các hoạt động tập trung chính vào những lĩnh vực cụ thể, đó là: Thành lập và duy trì sinh hoạt các CLB Tiền hôn nhân; tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn cho Ban Chủ nhiệm các CLB; tuyên truyền nâng cao nhận thức; tổ chức tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân...

 

Với sự cố gắng của Chi cục DS/KHHGĐ và chính quyền cơ sở, các hoạt động được triển khai đạt kết quả tốt. Tại các xã thực hiện, đã thành lập được 51 CLB Tiền hôn nhân, thu hút được trên 15.000 lượt người tham gia. Từ hoạt động của các CLB, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến DS/KHHGĐ và những kiến thức, kỹ năng về chăm sóc SKSS, kỹ năng sống, lao động việc làm được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức được chú trọng thực hiện; trên địa bàn triển khai mô hình, hàng tháng, quý tổ chức truyền thông trực tiếp nhằm cung cấp kiến thức về Luật Hôn nhân gia đình, kỹ năng sống và các nội dung về bình đẳng giới. Công tác tuyên truyền được tổ chức tại các trường học, các buổi họp Chi đoàn hoặc lồng ghép với hoạt động DS/KHHGĐ ở các thôn, bản. Riêng trong năm 2012 này, đã tuyên truyền cho trên 7.000 lượt đối tượng chuẩn bị kết hôn. Thông qua hoạt động truyền thông, các đối tượng trong độ tuổi vị thành niên, thanh niên chưa kết hôn được tìm hiểu, nắm rõ về sự thay đổi sinh lý tuổi dậy thì; sự thụ thai; phòng tránh mang thai ngoài ý muốn; phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục... Tổ chức được 4 đợt thi tìm hiểu kiến thức về SKSS cho các đối tượng vị thành niên, thanh niên. Nhiều đội mang đến cuộc thi với những tiểu phẩm tuyên truyền, màn chào hỏi rất ấn tượng, câu trả lời dí dỏm. Do đó hội thi đã thu hút được đông đảo các thành viên trong các CLB Tiền hôn nhân tham gia hưởng ứng và nhận được sự ủng hộ, cổ vũ nhiệt tình của cán bộ, nhân dân tại các địa bàn diễn ra hội thi. Ngoài ra, các địa phương còn xây dựng, duy trì hoạt động hàng tháng của 23 góc truyền thông tại các Trạm Y tế xã, thực hiện hàng trăm buổi tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh xã.

 

Việc tổ chức các hoạt động tư vấn, khám sức khoẻ tiền hôn nhân là hoạt động được quan tâm hàng đầu. Hàng năm, Chi cục DS/KHHGĐ phối hợp với các cơ sở y tế tuyến huyện, xã tổ chức các đợt tư vấn, khám sức khỏe cho các đối tượng trên địa bàn. Thông qua các đợt khám sức khoẻ này, các đối tượng được phát hiện kịp thời các bệnh có thể ảnh hưởng đến con cái sau này cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, qua đó tiến hành chữa trị và có các giải pháp xử lý. Trong năm 2012, đã tổ chức được 5 đợt tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân cho trên 12.000 lượt người. Trong các đợt tư vấn, các đối tượng cũng được thông tin về các nội dung như tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu, tuổi vị thành niên, thanh niên; tình dục và sức khoẻ tình dục; phòng ngừa có thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn; phòng tránh viêm nhiễm đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua thời gian triển khai vẫn có những khó khăn, hạn chế đó là số lượng người tham gia sinh hoạt, chất lượng sinh hoạt, hiệu quả sinh hoạt của các CLB Tiền hôn nhân chưa đảm bảo. Các sản phẩm truyền thông chưa phong phú, đa dạng nên công tác tuyên truyền ở nhiều địa phương đạt hiệu quả thấp. Mô hình đạt được kết quả ban đầu nhưng sự tác động ở cộng đồng chưa thật sự rõ rệt. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó là do đây là mô hình mới mang tính thử nghiệm, T.Ư chưa có chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, nhất là hoạt động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, triển khai mô hình, tổ chức sinh hoạt CLB. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ còn hạn chế. Đặc biệt, nguồn kinh phí cho các mô hình thấp, cấp chậm nên các hoạt động tại xã không được liên tục, thường xuyên. Chưa có chế độ đãi ngộ đối với Ban Chủ nhiệm các CLB, BQL mô hình các tuyến, do đó việc triển khai hoạt động gặp nhiều khó khăn.

 

Có thể khẳng định, Mô hình “Tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân” rất có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng dân số với các xã vùng cao, vùng xa của tỉnh. Tuy nhiên, để mô hình hoạt động hiệu quả và nhân rộng ra nhiều xã trên địa bàn toàn tỉnh thì rất cần có sự quan tâm, giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện của tỉnh cũng như của T.Ư.


TUYÊN BÌNH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trạm Y tế xã Yên Định: Nâng cao chất lượng CSSK ban đầu cho nhân dân
HGĐT- Trong nhiều năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) ban đầu cho nhân dân ở xã Xã Yên Định (Bắc Mê) được thực hiện tốt, xã giữ vững danh hiệuđạt chuẩn Quốc gia về Y tế (được công nhận năm 2005); Trạm y tế xã luôn là một trong những đơn vị có thành tích thi đua dẫn đầu khối các trạm y tế xã của huyện.
29/11/2012
Điều trị dự phòng lao bằng INH cho bệnh nhân HIV/AIDS
Tính đến 30. 9. 2012, lũy tích bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV toàn tỉnh là 469 người. Riêng trong 9 tháng năm 2012 đã có thêm 64 bệnh nhân được điều trị ARV, trong số đó đã có tới 11 người điều trị Lao, chiếm tới 17,1%.
27/11/2012
Hiến máu nhân đạo
HGĐT- Sáng 24.11, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Ban Chỉ đạo Hiến máu nhân đạo tỉnh tổ chức Hiến máu nhân đạo Chào mừng kỷ niệm 66 năm Ngày thành lập Hội chữ thập đỏ Việt Nam (23.11.1946 - 23.11.2012). Tham dự chương trình hiến máu có hơn 300 tình nguyện viên đến từ 17 cơ quan đơn vị, các trường trung cấp, cao đẳng trong thành phố. Kết quả đã thu được 109 đơn vị máu.
26/11/2012
Mèo Vạc đánh giá tình hình tảo hôn và sinh con thứ 3
HGĐT- Vừa qua, tất cả các Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã, thị trấn của huyện Mèo Vạc đã đến dự Hội nghị đánh giá tình hình tảo hôn và sinh con thứ 3 do UBND huyện, Trung tâm Dân số - KHHGD và Phòng Tư pháp huyện tổ chức và điều hành.
24/11/2012