Niềm vui trên xóm hạ sơn Há Dấu Cò

17:39, 17/09/2013

HGĐT - Về với xóm Há Dấu Cò, xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) mùa này, đi giữa hàng cỏ chăn nuôi xanh ngát hai bên đường, những ngôi nhà nằm san sát nhau trên trục đường gần trung tâm xã mới có thể dễ dàng cảm nhận sự đổi thay nhanh chóng với một cuộc sống ấm no đang hiện hữu ở nơi được xem là “lãnh địa đá”. Và có lẽ, niềm vui trọn vẹn là những gia đình nằm trong diện hạ sơn.


Nếu như trước đây, nói đến xã Cán Chu Phìn, người ta có thể nghĩ ngay đến cuộc sống đói nghèo bao trùm hầu hết trên các xóm làng. Bởi chẳng có gì ngạc nhiên khi cuộc sống của đồng bào chủ yếu trông vào cây ngô một vụ trong khi thiếu nước sinh hoạt và sản xuất thì gần như năm nào cũng vậy. Với địa hình chủ yếu là núi đá, người dân sống rải rác trên các núi cao nên làm sao để người dân hết đói, hết nghèo luôn là câu hỏi lớn với chính quyền nơi đây. Từ khi có chủ trương hạ sơn, các gia đình được chuyển đến nơi ở mới với địa hình bằng phẳng hơn, gần đường hơn và được tạo điều kiện phát triển kinh tế nên cuộc sống cũng ngày một ấm no hơn. Điều vui nhất có lẽ là trẻ em được đi học, được chăm sóc sức khỏe, cuộc sống không còn phải lo nhiều như trước. Chủ tịch UBND xã Cán Chu Phìn Thào Mí Chơ phấn khởi: “Để vận động bà con về nơi ở mới vất vả lắm. Vì phải bỏ cái nương, bỏ cái rẫy đã làm quen trên núi cao nên ban đầu chẳng ai muốn. Nhưng được cán bộ xã vận động, giải thích lợi ích của việc hạ sơn nên dần dần các hộ gia đình cũng gật đầu. Nay cuộc sống ấm no thì không cần giải thích mọi người cũng hiểu lợi ích thiết thực của việc hạ sơn”.



        Niềm vui của anh Lầu Mí Pó khi gia đình sắp được xóa nhà tạm.
 

Há Dấu Cò là xóm nằm gần trung tâm xã, có 117 hộ, trong đó có 25 hộ trong diện hạ sơn. Theo tìm hiểu, các hộ hạ sơn được hỗ trợ kinh phí và tấm lợp để dựng nhà, điện được kéo về tận nơi, bể nước xây ngay cạnh sân nên ai cũng phấn khởi. Ở trên núi cao điện không có, đến mùa có nước cũng chẳng biết giữ lại kiểu gì. Về nơi ở mới thấy cái nhà sáng sủa, đi lại cũng đỡ mỏi cái chân nên gần như chẳng có ai bỏ về nơi ở cũ. Đã có nhiều gia đình hạ sơn cách đây hơn chục năm, nay cuộc sống ổn định chỉ tính đến chuyện làm giàu chứ cái đói, nghèo không phải lo nữa. Được hỗ trợ giống ngô lai cho năng suất cao, trồng cỏ chăn nuôi nên các hộ hạ sơn cũng biết cách phát triển kinh tế gia đình. Trong số 25 hộ hạ sơn, đến nay có tới hơn chục hộ thoát nghèo và cũng chỉ còn 7 hộ thuộc diện nghèo mà nguyên nhân chính do không có nguồn nhân lực. Theo chân cán bộ xã, chúng tôi tới thăm gia đình anh Thào Mí Sính, ngôi nhà có tới 7 miệng ăn nên chuyện thiếu ăn, thiếu mặc trước đây là thường nhật nhưng từ ngày hạ sơn gia đình anh đã dần xua tan cái nghèo đã bao năm đeo bám thông qua chăn nuôi. “Mình phải nghĩ cách làm sao để không còn đói nữa chứ. Được cán bộ xã hướng dẫn cách trồng ngô giống mới, cách nuôi con lợn, con bò nên cứ thế mà làm thôi. Chẳng sợ đói nữa đâu. Con cái được đi học hết, nó biết cái chữ là nhất rồi”, anh Sính tâm sự. Trong những năm qua, sự đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, dự án đã góp phần làm đổi thay diện mạo xã nghèo Cán Chu Phìn. Chương trình 30a, Xây dựng NTM... đang dần đi vào cuộc sống, tạo nên bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới. Trong số đó, các gia đình nghèo thuộc diện hạ sơn ở Há Dấu Cò đang ngày càng nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Gia đình anh Lầu Mí Pó đã hạ sơn hơn 12 năm, anh bảo rằng xuống nơi ở mới tốt hơn, thuận tiện mọi thứ nhưng hiện nay ngôi nhà đã bị dột nát nên lúc nào cũng lo mưa bão. Sau khi biết gia đình sắp được hỗ trợ xóa nhà tạm, anh không giấu nổi niềm vui: “Đã bao nhiêu năm mong được sống trong ngôi nhà thật chắc chắn, ngày đi làm vất vả đến tối về cũng chẳng phải lo nhiều. Cứ tưởng sẽ không bao giờ có mà bây giờ được hỗ trợ như thế này thật sự trong mơ vợ chồng tôi cũng chưa nghĩ tới”.

 

Những đổi thay trong cuộc sống của người dân hạ sơn ở Há Dấu Cò hôm nay một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của một chủ trương lớn. Với nền tảng bền vững như hiện nay, đặc biệt khi nhận thức của người dân hạ sơn được nâng cao thì chuyện bà con nơi đây ngày một no ấm là điều có thể tin tưởng. 


KIM TIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Sạt lở hơn 300m3 đất, đá tại Quốc lộ 4c đoạn km64 Quản Bạ - Yên Minh
HGĐT - Vào khoảng 6h ngày 15.9, trên Quốc lộ 4C, đoạn Km64 Quản Bạ - Yên Minh đã xảy ra sạt lở trên 300m3 đất, đá tại khu vực dọc theo Tráng Kìm thuộc xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ. Sạt lở đã khiến nhiều phương tiện tham gia giao thông bị ách tắc trong nhiều giờ đồng hồ. Rất may không có thiệt hại gì về người và tài sản của người tham gia giao thông.
17/09/2013
Xã Sủng Trà tổ chức “Vui Tết Trung thu”
HGĐT - Ngày 14.9, Báo Hà Giang phối hợp với Đoàn từ thiện Thành phố Hà Nội do bà Trần Thị Ánh Tuyết làm Trưởng Đoàn tổ chức chương trình “Vui Tết Trung thu” cho các cháu học sinh liên trường cấp I-II, trường Mầm non xã Sủng Trà (Mèo Vạc). Tham dự chương trình có đồng chí Sùng Mí Chứ, Phó Tổng Biên tập Báo Hà Giang; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã Sủng Trà cùng đông đảo cán
17/09/2013
Báo Hà Giang và Đoàn từ thiện Hà Nội: Bàn giao nhà mới cho hộ nghèo tại xã Sủng Trà
HGĐT - Sau 3 tháng thi công xây dựng, sáng 14.9, tại thôn Sủng Trà, xã Sủng Trà, huyện Mèo Vạc, Báo Hà Giang và Đoàn từ thiện Hà Nội đã tổ chức bàn giao nhà mới cho ông Sùng Mí Cho. Đến dự lễ bàn giao có bà Trần Thị Anh Tuyết, các ông, bà trong Đoàn từ thiện Hà Nội, đồng chí Sùng Mí Chứ, Phó tổng Biên tập Báo Hà Giang, cùng cấp uỷ chính quyền xã Sủng Trà.
17/09/2013
Vang mãi khúc ca “Mùa hè xanh”
HGĐT - Khi những cơn mưa mùa hạ chợt đến rồi chợt đi vội vã, những tán phượng xanh thay bằng sắc thắm rực rỡ, các chiến sĩ tình nguyện theo tiếng gọi trái tim lại khoác ba lô hành quân đến những bản làng xa xôi, để góp sức trẻ xây dựng quê hương ngày thêm tươi đẹp. Bao mùa hè qua đi, nhưng những đóng góp của họ thật ý nghĩa và đáng nhớ trên quê hương cực Bắc thân yêu.
16/09/2013