Trẻ vào lớp 1, phụ huynh nên chuẩn bị các kỹ năng cần thiết

08:33, 31/07/2013

Để các bé đến trường không bỡ ngỡ, lo sợ, phụ huynh cần chuẩn bị kỹ về tâm lý, những kỹ năng cần thiết cho con.


Năm nào cũng vậy, vào những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8, hầu hết các trường Tiểu học trên cả nước đều tổ chức đón trẻ vào lớp 1.

Bước vào ngôi trường cấp I với không gian sinh hoạt lạ lẫm, với bạn bè, thầy cô mới, nhiều bé ngày đầu tiên nhập học đã không tránh khỏi bỡ ngỡ, òa khóc ngay khi rời khỏi vòng tay cha mẹ. Ánh mắt ngơ ngác, đôi tay túm chặt lấy vạt áo khi cha mẹ đưa đến trường là hình ảnh thường thấy của các bé lớp 1 trong ngày đầu đến lớp.

Nhiều phụ huynh lo lắng, không yên tâm, nên đã đưa con đến trường rồi theo chân con vào tận lớp học và không ngừng dỗ dành, an ủi mỗi khi con òa khóc. Nhưng rồi các bé cũng phải theo cô vào lớp, ánh mắt không ngừng hướng về phía người thân của mình.

Theo nhiều nhà giáo, chuyên gia tâm lý học, tâm trạng lo lắng, sợ sệt khi trẻ bắt đầu chuyển đổi cấp học từ mầm non sang tiểu học là điều bình thường, đặc biệt là đối với trẻ bắt đầu đi học lớp 1.

Bà Trần Thị Thắm, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết: Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo Sở GD-ĐT các địa phương yêu cầu các trường phải dành thời gian đầu của năm học để hướng dẫn các em nhỏ làm quen với môi trường tiểu học, thời gian học và vui chơi theo giờ quy định.

Nhiều phụ huynh vì quá bận rộn với công việc nên đã phó mặc cho nhà trường trong việc giáo dục con cái. Điều này không tốt trong việc định hình tính cách, tâm lý và sự phát triển của trẻ.

Theo bà Trần Thị Thắm, phụ huynh cần phải phối hợp nhà trường trong việc giáo dục con em. Họ cần tạo dựng tâm lý cho trẻ khi học tập ở môi trường mới.

Hiện nay, có nhiều phụ huynh thường chỉ chú ý đến việc trẻ đi học về thì được bao nhiêu điểm mà ít quan tâm đến thái độ, tâm trạng của con khi đến lớp có vui vẻ, thoải mái không.

Thời gian đầu, phụ huynh nên theo sát con xem có bỡ ngỡ, khó khăn gì để chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cùng các bé.

Trong giáo dục con cái, phụ huynh không nên quá chiều con. Việc gì cũng làm thay con thì sẽ dẫn đến khi trẻ tiếp xúc với môi trường mới sẽ không biết xử lý như thế nào. Để các bé đến trường không bỡ ngỡ, sợ hãi, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị kỹ về tâm lý, những kỹ năng cần thiết cho con.

TS Nguyễn Hồng Thuận, Trưởng phòng Giáo dục học của Trung tâm Tâm lý giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, có nhiều trẻ bắt đầu đi học lớp 1 còn khóc nhè, hay đái dầm. Nhiều trẻ khác rất nghịch ngợm, hay chạy nhảy trong lớp. Tình trạng này không chỉ diễn ra vài ba ngày mà kéo dài một thời gian dài.

Tuy nhiên, có nhiều trẻ khi bắt đầu đi học lớp 1 là thích nghi rất nhanh với môi trường học tập mới.

Theo TS Nguyễn Hồng Thuận, cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc định hình tâm lý cho trẻ khi bắt đầu vào lớp 1. Nhiều phụ huynh cứ lo chuẩn bị cho con học chữ, làm Toán trước khi đi học là không cần thiết. Việc phụ huynh cần làm là phải nắm bắt được tính cách của con mình và có sự chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi bắt đầu vào lớp 1.

Ở trường mầm non, các bé chủ yếu là chơi nhưng khi lên bậc tiểu học thì phải khép vào môi trường học tập, với thời gian học dài hơn. Vì vậy, trước khi bước vào lớp 1, các bậc phụ huynh cần tạo cho trẻ thói quen ngồi vào bàn học đúng tư thế, hướng dẫn trẻ tập trung khi học như cho con tập trung tô màu khi vẽ vào một thời gian nhất định. Ngoài ra, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ những việc tự làm như đi vệ sinh cá nhân khi học ở môi trường mới. Đối với những trẻ nhút nhát hay sợ sệt, phụ huynh có thể đưa trẻ đến trường tiểu học trước và giới thiệu qua về ngôi trường mới để các em thích nghi dần.

Để tạo niềm hứng thú cho trẻ mỗi khi đến trường, phụ huynh sẽ là nhân tố tác động rất quan trọng và quyết định tới sự thành công trong việc giáo dục con em.




VOV.VN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trường Sa trong ký ức người lính Hà Giang
HGĐT- Trong số những người bạn và độc giả đến với Báo Hà Giang nhân ngày Báo chí Cách mạng 21.6 vừa qua, có một người lính đặc biệt. Anh có lẽ là người Hà Giang đầu tiên được đặt chân đến quần đảo Trường Sa và cũng là người Hà Giang có thời gian làm việc ở Trường Sa nhiều nhất – anh là trung tá Đặng Quốc Thái, nguyên cán bộ Quân Y, Bệnh xá D40. Qua lời kể của anh, những ký
31/07/2013
Đoàn công tác Tỉnh đoàn Hải Dương thăm và làm việc tại Mèo Vạc
HGĐT- Ngày 29.7, đồng chí Hoàng Quốc Thưởng, Bí thư Tỉnh đoàn Hải Dương dẫn đầu Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại huyện Mèo Vạc. Về phía tỉnh ta, cùng đi có đồng chí Vương Ngọc Hà, Bí thư Tỉnh đoàn Hà Giang; Bí thư Đoàn BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh. Tiếp Đoàn có lãnh đạo huyện Mèo Vạc, xã Xín Cái...
31/07/2013
Từ phong trào “Thi đua Quyết thắng”
HGĐT- Quán triệt các Chỉ thị, hướng dẫn của Quân khu về tổ chức phong trào thi đua Quyết thắng (TĐQT); ngay từ đầu năm, LLVT tỉnh đã xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua với chủ đề: “Dân chủ, kỷ cương, chất lượng, hiệu quả”, bằng những nội dung, chỉ tiêu thi đua thiết thực, cụ thể, hướng vào việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2013.
30/07/2013
Tai nạn thương tâm
HGĐT- Một vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra tại thôn Pắc Luy, xã Mậu Duệ (Yên Minh) gây nên cái chết thương tâm cho cháu bé hơn 3 tuổi Phạm Hồng Sơn.
30/07/2013