Chính sách an sinh xã hội nhiều tín hiệu vui

12:06, 29/01/2013

(Xuân Quý Tỵ 2013)- Kết thúc năm Nhâm Thìn, chúng ta vui mừng đón nhận thông tin 11.085 hộ đã thoát nghèo, giảm 6.902 hộ nghèo so với năm 2011. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 35,38% cuối năm 2011 xuống còn 30,13%; riêng 6 huyện nghèo có 7.169 hộ thoát nghèo, giảm 4.710 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 53,21% xuống còn 45,78% so với năm trước... Những con số trên đã phản ánh sinh động công tác giảm nghèo, thông qua các chính sách an sinh xã hội (ASXH), nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp của Nhà nước, họ đã chủ động vươn lên.



Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm tặng quà các gia đình khó khăn trên địa bàn tỉnh.

ASXH là hệ thống các chính sách, các giải pháp nhằm bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường với mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Thực hiện chính sách ASXH, tỉnh ta đã giải quyết kịp thời chế độ trợ cấp hàng tháng, thăm hỏi tặng quà người có công với cách mạng; giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng cho đối tượng bảo trợ xã hội, trợ giúp đột xuất thiên tai, hoả hoạn, trợ cấp cứu đói giáp hạt, tặng quà bảo trợ xã hội cho người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo... được hàng chục nghìn lượt hộ. Bên cạnh đó, các chính sách giảm nghèo được triển khai đầy đủ, đã trợ cấp tiền ăn cho 106.117 học sinh bán trú dân nuôi, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp cho 70.452 em, hỗ trợ chi phí học tập cho 139.382 học sinh; mua thẻ BHYT cho 615.417 đối tượng, trong đó 512.212 người thuộc hộ nghèo và người dân tộc thiểu số, 101.680 trẻ em dưới 6 tuổi, 1.525 đối tượng thuộc hộ cận nghèo; hỗ trợ tiền ăn và tiền đi đường cho 39.784 lượt bệnh nhân; tiếp tục triển khai hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 4.503 hộ nghèo; hỗ trợ tiền điện cho 54.914 hộ nghèo và hỗ trợ trực tiếp cho 318.242 người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn. 55.581 hộ được hỗ trợ chuyển đổi giống, phân bón, vật tư phát triển sản xuất; 12.622 hộ nghèo nhận chăm sóc, bảo vệ rừng và hộ nghèo thôn biên giới thuộc 6 huyện nghèo được hỗ trợ 2.085 tấn gạo... Giải quyết việc làm cho 15.500 lao động, trong đó đưa 2.100 lao động đi làm việc ngoạitỉnh và ở nước ngoài.



          Các dự án đầu tư, xây dựng đã tạo nhiều việc làm cho người lao động.


Việc thực hiện các chính sách ASXH đã góp phần ổn định KT-XH của địa phương, giúp người nghèo và các đối tượng yếu thế có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng, hưởng thụ tốt hơn các dịch vụ công. Tuy nhiên công tác ASXH gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh còn gặp khó khăn như: Trong triển khai thực hiện các chính sách ASXH và việc làm của nhiều huyện còn chưa thực sự quan tâm và tập trung chỉ đạo quyết liệt, các chính sách thực hiện thường bị chậm, trong xét duyệt và lựa chọn đối tượng chưa làm đúng quy trình, vẫn còn hiện tượng bỏ sót, để trùng, để sai đối tượng, đặc biệt là trong điều tra rà soát hộ nghèo, điều tra mua thẻ BHYT, giải quyết chế độ trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên và đột xuất. Nguồn vốn bố trí thực hiện các chính sách ASXH chưa kịp thời, nhiều huyện xử lý cứng nhắc, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng hưởng lợi.


Trên cơ sở kết quả đạt được, năm nay tỉnh ta tiếp tục thực hiện các chính sách ASXH đối với người nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các chương trình, dự án về giảm nghèo, phấn đấu giảm 7.750 hộ nghèo, tương đương giảm 5% số hộ nghèo toàn tỉnh, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm tỷ lệ hộ nghèo 7%. Thực hiện dạy nghề 15.100 lao động, trong đó dạy nghề ngắn hạn cho 13.500 lao động nông thôn; tạo việc làm mới cho 15.700 lao động.


Trao đổi với chúng tôi, đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TBXH khẳng định: Thực hiện được mục tiêu trên, cần đẩy mạnh triển khai các chương trình phát triển KT-XH gắn với giải quyết việc làm; khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh sản xuất kinh doanh để tạo nhiều việc làm. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn và người nghèo, tập trung đào tạo nghề cho các xã điểm xây dựng nông thôn mới, đào tạo ngành nghề thị trường xuất khẩu lao động và thị trường lao động trong nước đang có nhu cầu. Thực hiện hỗ trợ người lao động kinh phí học văn hoá, học nghề, học ngoại ngữ, tạo điều kiện cho người lao động được vay vốn xuất khẩu lao động.


Bên cạnh đó, cần có sựphối hợp chặt chẽ giữa các ngành, huyện, thành phố trong công tác xây dựng chính sách, các chương trình, đề án nhằm tạo sự gắn kết giữa đầu tư phát triển KT-XH với giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ. Các huyện, thành phố chủ động lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn gắn với giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn cho vay hỗ trợ người nghèo, Quỹ quốc gia về việc làm... góp phần tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất kinh doanh gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nghèo tham gia vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, nhất là vốn vay tín dụng ưu đãi, gắn với hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.


Tiếp tục huy động nguồn lực, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ về nhà ở cho gia đình chính sách người có công, hộ nghèo, đối tượng chính sách xã hội. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốncủa các Chương trình mục tiêu Quốc gia và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; vốn ngân sách địa phương cân đối; vốn huy động cộng đồng và doanh nghiệp... Tổ chức thực hiện kịp thời các chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật nặng, người và gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro, thiếu đói giáp hạt, đảm bảo không để các đối tượng rơi vào cảnh nghèo đói, tạo điều kiện để các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sổng ổn định, hoà nhập cộng đồng. Huy động sự tham gia của toàn xã hội để thực hiện công tác ASXH; khuyến khích các mô hình ASXH tự nguyện ở cộng đồng.


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Vai trò quản lý nhà nước về tài nguyên được nâng cao
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, nước đã có sự chuyển biến rất đáng khích lệ. Sự vào cuộc của cơ quan chức năng đã góp phần hiệu quả ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ khoáng sản trái phép, các điểm khai thác vàng trái phép đã được kiểm soát; việc hướng dẫn các đơn vị lập hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác
29/01/2013
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - một năm nhìn lại
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ đột phá của tỉnh đã đề ra, vừa có tính cấp bách vừa có tính chiến lược, nhằm xây dựng lực lượng lao động có phẩm chất và năng lực ngày càng cao. Để đáp ứng nguồn nhân lực có trình độ năng lực phục vụ cho yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là sự phát triển chương trình, dự án có tính chiến
29/01/2013
Mùa Xuân ở Trường Sa – nhớ về Hà Giang cực Bắc Tổ quốc
Đối với quân dân huyện đảo Trường Sa, không khí vui xuân đón Tết luôn về sớm hơn các miền quê khác của đất nước. Chuyến tàu cuối năm thay quân và mang hàng Tết ra đảo, chuyến tàu mang mùa xuân và không khí Tết đến với quân dân huyện đảo. Mùa xuân nơi đảo xa thật thanh bình, sóng biển vỗ rì rào hòa trong tiếng gió thổi vi vu như lời ru của mẹ; tất cả gợi lên một cuộc sống yên
29/01/2013
Lên miền đá Đồng Văn
(Xuân Quý Tỵ 2013)- Tôi rạo rực ngược đường lên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn. Hơn 30 năm trước, tôi đã ở đây, chứng kiến sự chiến đấu, hi sinh để gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Bây giờ lên đấy không phải đi bộ nữa. Cột cờ Lũng Cú đã xây lại hoành tráng, uy nghiêm, sừng sững nơi đỉnh đầu Tổ quốc...
29/01/2013