Những kết quả bước đầu trong việc xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trên địa bàn

17:33, 24/02/2010

HGĐT- Xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã thực sự có ý nghĩa quan trọng và trở thành một hoạt động xuyên suốt trong toàn bộ các lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách lâu dài nhằm đạt được những mục tiêu đã định.


 
 
Cho đến nay, công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh ta đang được quan tâm đúng mức, bám sát tư tưởng xã hội hóa, tăng cường sự lãnh đạo và trách nhiệm của Đảng, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường nâng cao nhận thức, vận động mọi tầng lớp xã hội tham gia tự nguyện, tự giác và tích cực sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội để góp phần cùng với Nhà nước xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai đến cơ sở. Hoạt động phối hợp lồng ghép, hợp đồng trách nhiệm cùng thực hiện của các lực lượng xã hội tập trung giải quyết các vấn đề chủ yếu vì mục tiêu sức khỏe cho mọi người và giải quyết tốt hơn qúa trình xã hội hóa công tác này. Do đó, nhận thức về tổ chức chỉ đạo của các cấp, các ngành được nâng lên rõ rệt. Nhiều địa phương biết quan tâm đến các giải pháp xã hội, biết vận dụng quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động tiềm năng thế mạnh của nhân dân tại địa phương cùng đóng góp để làm tăng thêm nguồn lực bổ sung vào nguồn đầu tư của Nhà nước, phục vụ hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Qua đó, niềm tin của nhân dân với Đảng được nâng lên, Luật Bảo vệ sức khỏe từng bước đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ sức khỏe được duy trì. Đại đa số người dân đã nhận thức và phân biệt được sự khác nhau giữa hoạt động bảo vệ sức khỏe với chăm sóc y tế, đồng thời thấy rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đến nay, 11 huyện, thị trong tỉnh có Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ bám sát những vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở hiện nay được củng cố, nhiều Trạm y tế đã được xây dựng và đạt yêu cầu về chất lượng bảo đảm phục vụ hoạt động chuyên môn. Công tác y tế ở các tuyến đã cơ bản ổn định và đang dần xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cho mọi người, mọi nhà. Việc chăm sóc sức khỏe nhân dân ở vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào nghèo đã được cải thiện đáng kể, góp phần tạo nên sự công bằng trong khám, chữa bệnh và xóa đói giảm nghèo.


Đến nay, toàn tỉnh hiện có 11 Trung tâm Y tế cấp huyện, thị xã; 8 Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, 3 Bệnh viện Đa khoa khu vực liên huyện với tổng số 850 giường bệnh; 20 Phòng khám Đa khoa khu vực với tổng số 225 giường bệnh và 175 Trạm y tế xã được giao 516 giường bệnh. Có 3.015 cán bộ y tế với trên 458 Bác sỹ, trung bình 6,2 bác sỹ/10.000 dân và bình quân mỗi xã có 5,39 cán bộ y tế, 1.977/2.047 thôn bản có nhân viên y tế, 100% các xã hiện nay có nữ hộ sinh trung học hoặc y sỹ sản nhi... Các thôn bản có nhân viên y tế cộng đồng, lực lượng này đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và đào tạo thành y tá. Nhiều anh chị em đã biết tuyên truyền về vệ sinh phòng dịch làm cầu nối thông tin nhanh các bệnh dịch phát sinh từ bản làng về Trạm y tế xã. Nhiều thầy thuốc được nâng cao y đức và tinh thần phục vụ, đưa nhanh các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân về cơ sở, về cộng đồng dân cư, thúc đẩy các chương trình hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe tại xã, phường, thôn, bản phù hợp với lòng dân được nhân dân hưởng ứng. Nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, người có bệnh tật, ốm đau đã tìm đến thầy thuốc để khám bệnh. Nhiều hoạt động được nhân dân đóng góp bằng công sức, tiền của tạo ra ý thức trách nhiệm tham gia các phong trào vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khỏe.


Xã hội hóa công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tỉnh ta trong những năm qua tuy đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng cũng còn không ít những khó khăn, hạn chế như: Dân trí ở vùng sâu, vùng xa còn thấp, một số nơi phong tục tập quán còn lạc hậu chưa tạo thành ý thức tự giác, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, các hoạt động tự chăm lo bảo vệ sức khỏe còn thụ động, tư tưởng coi trọng chữa bệnh hơn phòng bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở tuy đã được đào tạo nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, trình độ năng lực của một số cán bộ quản lý còn hạn chế, tính chủ động trong công tác chuyên môn và tham mưu cho cấp ủy chính quyền chưa cao. Địa lý miền núi giao thông đi lại khó khăn, dân cư không tập trung nên triển khai các chương trình y tế đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức... Tuy nhiên, vấn đề cơ bản có ý nghĩa quan trọng là đội ngũ cán bộ y tế đã nhận thức rõ bản chất của công việc, thấy được khó khăn tồn tại để có biện pháp khắc phục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới.


Mục tiêu chung trong việc phát triển hệ thống y tế của tỉnh thời gian tới là: Phát triển hệ thống y tế tỉnh từng bước hoàn chỉnh, hiện đại hướng tới công bằng và hiệu quả, đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống; đạt và vượt các chỉ tiêu đặt ra trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010 và những năm tiếp theo. Mục tiêu cụ thể là phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế được dịch bệnh; phòng, chống dịch chủ động, tích cực, không để dịch lớn xảy ra; đầu tư, sắp xếp lại mạng lưới khám, chữa bệnh theo cụm dân cư đảm bảo tính hệ thống và liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến điều trị; củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế thiết yếu. Phát triển hệ thống y tế tỉnh theo hướng tăng cường xã hội hóa công tác y tế, trong đó y tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo, từng bước đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân với chất lượng ngày càng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới sự công bằng và hiệu quả trong cung cấp và sử dụng các dịch vụ y tế. Xây dựng, phát triển và hình thành mạng lưới khám, chữa bệnh theo tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, đảm bảo tính liên tục về cấp độ chuyên môn; củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở cả về vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về Dược phẩm, phát triển hệ thống sản xuất, lưu thông phân phối và cung ứng thuốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và mỹ phẩm...


Với những mục tiêu trên sẽ góp phần làm cho hệ thống y tế của tỉnh ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới; công tác xã hội hoá việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng phát triển và đi sâu vào mọi tầng lớp nhân dân.


Thầy thuốc Nhân dân, Bs Chuyên khoa II, Giám đốc Sở Y tế Trần Đức Quý

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Quỹ vì người nghèo” tỉnh hỗ trợ cho 230 hộ nghèo đặc biệt khó khăn trong dịp Tết
HGĐT- Ban Thường trực Ủy Ban MTTQ tỉnh, Ban vận động “Ngày vì người nghèo” tỉnh Hà Giang vừa quyết định trích 46.000.000 đồng từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” cấp tỉnh, trợ cấp tiền ăn Tết Nguyên đán Canh Dần cho 230 hộ nghèo đặc biệt khó khăn, thuộc các xã vùng sâu, vùng xa của 11 huyện, thị và 13 xã do các thành viên Ban vận động phụ trách với mức trợ cấp là 200.000 đồng cho
29/01/2010
Bệnh viện Y dược cổ truyền tỉnh tặng quà cho xã Giáp Trung
HGĐT- Ngày 27.1, lãnh đạo Bệnh viện Y Dược Cổ truyền đã đến thăm và tặng 254 chiếc áo len với trị giá 15.240.000đ, cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 10 thôn của xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê. Đây là xã khó khăn do Bệnh viện đỡ đầu.
29/01/2010
Di dời “khẩn cấp” ở Thèn Ván
HGĐT- 16 hộ, gần 200 con người thôn Thèn Ván, xã Pà Vầy Sủ (Xín Mần) buộc phải di dời khẩn cấp bởi... đá lăn. Huy động tối đa sức người, sức của để lo ổn định dân cư, lo cho đồng bào ăn Tết và tăng gia sản xuất... là nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền huyện Xín Mần, bài học về sự tận tâm, tận lực.
28/01/2010
Tết này ở lại công trường
HGĐT- Chúng tôi trở lại công trường xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Chừng (Quang Bình) đúng dịp không khí Tết đến, Xuân về đang gõ cửa muôn nhà. Sau nhiều ngày hanh khô, tiết trời bắt đầu thay đổi, cơn mưa rào nhẹ giăng khắp đất trời khiến những chồi non vươn mình lớn dậy trên cành cây khẳng khiu. Cảnh vật, đất trời đó, khiến mỗi người cảm nhận hơi thở mùa Xuân đang đến rất
26/01/2010