Báo động tình trạng mất vệ sinh ATTP ở các chợ truyền thống

08:34, 08/10/2016

BHG- Từ lâu, chợ truyền thống là kênh trao đổi hàng hóa chính của người dân nhất là việc đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa trao đổi hàng hóa nông sản của địa phương, mở rộng giao thương với khắp người dân trong các vùng, miền đáp ứng nhu cầu mua sắm, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn tỉnh. Không những thế, chợ truyền thống còn chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử, du lịch gắn với phong tục tập quán của từng dân tộc. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), trong các chợ truyền thống đang là một thách thức không hề nhỏ đối với các cấp, các ngành trong tỉnh.

Nhiều sản phẩm “3 không” vẫn được bày bán trong các chợ truyền thống.
Nhiều sản phẩm “3 không” vẫn được bày bán trong các chợ truyền thống.

Theo thống kê của Sở Công thương, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 166 chợ nhưng chỉ có 3 chợ đạt hạng II và 163 chợ còn lại là hạng III, vẫn chưa có chợ nào đạt hạng I. Qua khảo sát thực tế cho thấy, các chợ hạng II đã được xây dựng kiên cố, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió, hệ thống cấp thoát nước đều đảm bảo yêu cầu, ngược lại các chợ hạng III nhiều chợ trong tình trạng lán, lều tạm thời, cơ sở xuống cấp, nền chợ ẩm thấp, nước thải tù đọng, thậm chí nhiều chợ đã tồn tại từ lâu mà chưa có nhà, có khu nhà vệ sinh riêng, các khu vực kinh doanh chưa được bố trí riêng biệt, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Nguy hiểm hơn là tình trạng giết mổ gia cầm trong chợ vẫn diễn ra phổ biến do không có khu giết mổ riêng, hệ thống xử lí nước thải không đạt yêu cầu, các hộ kinh doanh bày bán thịt gia súc, gia cầm trên các bìa cát tông, trên các mặt bàn cả ngày mà không có vật dụng bảo quản dẫn đến tình trạng bụi bặm, ruồi nhặng bám đầy thực phẩm gây mất vệ sinh ATTP.

Các khu bày bán thực phẩm sống đã vậy, nhiều khu bày bán thực phẩm chín như: Thịt quay, giò, chả, nem... cũng không có tủ kính bảo quản, môi trường chế biến chật hẹp ẩm thấp, người chế biến không có đồ bảo hộ lao động, không được kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhiều nơi còn chưa được các ban, ngành kiểm tra nước dùng để chế biến. Đó là chưa kể đến khái niệm vệ sinh ATTP của các hộ kinh doanh còn hạn chế, có thể thấy các tiểu thương chỉ với ý nghĩ miễn sao không cho khách hàng bị ngộ độc thực phẩm là được. Đáng báo động hơn là tình trạng các tiểu thương đưa thực phẩm vào các chợ truyền thống vẫn rất đơn giản, nguồn thực phẩm đưa vào vẫn chưa được kiểm soát triệt để, cùng với đó là tư tưởng ham rẻ mà được nhiều của người dân dẫn đến tình trạng sản phẩm “không rõ nguồn gốc xuất xứ, không tem bao bì, không thời hạn sử dụng” gọi tắt là thực phẩm “3 không” trong các chợ truyền thống từ địa bàn tỉnh đến các xã, thôn, bản vẫn còn tồn tại.

Để nắm rõ hơn chúng tôi đã có dịp đi khảo sát các chợ ở thôn, bản vùng sâu, vùng xa. Có thể thấy các chợ truyền thống này đều có điểm chung là: Cổng chợ vào, hay lối đi giữa các phân khu chức năng phát sinh nhiều điểm bán hàng mới nên nhiều tiểu thương bày bán thực phẩm trên các bao nilon, bìa cát tông rải trên mặt đất để bán, các thực phẩm rau, thịt sống, thịt chín chưa có phân khu riêng và được bán lộn xộn cùng nhau; rác thải, thực phẩm vứt bừa bãi giữa lối đi hoặc bờ kè bao. Với lại, đa phần các chợ thôn, bản, chợ xã chủ yếu được xây dựng trên nền đất thấp, nước thải tù đọng thường xuyên, nhất là khi trời mưa tình trạng nền chợ lớp nhớp, chơn trượt là không thể tránh khỏi gây mất vệ sinh ATTP càng cao.

Nhìn chung tình trạng mất vệ sinh ATTP trong các chợ truyền thống là do nhiều yếu tố khác nhau như: Công tác kiểm soát thực phẩm đầu vào chưa được sát sao; công tác quản lý chợ còn yếu, chủ yếu là các Ban quản lý chợ hoạt động kiêm nhiệm, không được đào tạo chính quy, bài bản về công tác quản lý. Nhận thức của người dân chưa cao về vệ sinh ATTP, nhiều người dân vẫn ham nhiều mà rẻ, chưa hiểu hết về sự nguy hiểm của thực phẩm bẩn đối với sức khỏe của chính mình...

Việc đảm bảo vệ sinh ATTP trong các chợ truyền thống là “bài toán” khó đối với các ngành chức năng. Để giải được không chỉ cần sự vào cuộc quyết liệt của các ban, ngành mà cần có sự nhận thức và chấp hành tốt của mỗi người dân. Tất cả vì chính sức khỏe của mỗi chúng ta, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp hơn.

Hoàng Tuyến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu Hội chữ thập đỏ huyện Quang Bình lần thứ III – nhiệm kỳ 2016 – 2021

BHG- Ngày 29.9, Hội chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Quang Bình đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III – nhiệm kỳ 2016 – 2021.

30/09/2016
Hội thi cán bộ khuyến nông giỏi – Dân vận khéo và tìm hiểu mô hình HTX kiểu mới

BHG- Ngày 29.9, tại hội trường thành phố Hà Giang, UBND thành phố đã tổ chức Hội thi cán bộ khuyến nông giỏi – Dân vận khéo và tìm hiểu các loại mô hình HTX kiểu mới thành phố Hà giang năm 2016. 

30/09/2016
Thị trấn Cốc Pài (Xín Mần) – điểm sáng trong đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính công

BHG- Để tạo điều kiện cho người dân làm các thủ tục hành chính (TTHC) được thuận tiện, thời gian qua, công tác cải cách TTHC được coi là một trong những đột phá của thị trấn Cốc Pài (Xín Mần). 

29/09/2016
Trao giải cuộc thi Sáng kiến cải tiến thủ tục hành chính và giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm

BHG - Sáng 29.9, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Lễ Tổng kết, Trao giải Cuộc thi "Sáng kiến cải tiến thủ tục hành chính và giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)" theo hình thức trực tuyến toàn quốc. Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam – Trần Đình Liệu chủ trì buổi lễ. Dự buổi lễ tại điểm cầu Hà Giang có lãnh đạo BHXH tỉnh, BHXH 11 huyện, thành phố,…

29/09/2016