Tết Trung thu và những người lưu giữ nghề truyền thống

11:30, 03/09/2014

HGĐT - Hiện nay, nghề truyền thống làm các loại đèn nhân dịp Tết Trung thu đã và đang dần bị mất đi do trên thị trường xuất hiện nhiều loại đồ chơi có mẫu mã, hình dáng đẹp, đa dạng, phong phú, giá rẻ hơn so với những chiếc đèn thủ công làm ra. Để góp phần mang đến cho các cháu một cái Tết Trung thu vui vẻ cũng như lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, vào những ngày này nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Hà Giang đang tranh thủ làm những chiếc đèn ông sao, đồ chơi với đủ loại kích cỡ.



Cầu kỳ, tỷ mỉ, những người sản xuất đã khéo léo làm ra những chiếc đèn truyền thống  đẹp mắt và ý nghĩa.

Tại Chợ trung tâm thành phố, 10 hộ kinh doanh tại chợ đã cùng nhau làm những chiếc đèn với nhiều khiểu dáng như đèn trăng khuyết, đèn mặt trời, xe tăng. Một chiếc đèn ông sao được coi là đẹp khung phải thật khít, kín, sắc nét, màu sắc được trang trí thật rực rỡ, bắt mắt. Chị Bùi Thị Yến, một người kinh doanh bán hàng tại chợ thành phố cho biết: Từ nhỏ năm nào cũng vậy, cứ đến giữa tháng 7 âm lịch, bố mẹ đã chuẩn bị nguyên liệu để mấy chị em chị tự làm đèn ông sao đón Tết Trung thu. Ngày nay, xã hội đổi mới, cuộc sống tất bật nên rất hiếm người tự làm đèn. Năm nay, các chị làm khoảng hơn 400 đèn các loại. Theo chị, làm đèn ngoài kinh doanh còn là để giữ gìn truyền thống, đem lại cho trẻ em một cái Tết Trung thu đầy ý nghĩa. Đã thành lệ, năm nào cũng vậy, khi cái se lạnh đầu Thu đến cũng là lúc gia đình lại chuẩn bị vật liệu để làm đèn, nếu không thì nhớ lắm. Công việc để làm ra được chiếc đèn ông sao không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ, qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự cần mẫn của những người thợ. Vật liệu làm đèn khá đơn giản gồm tre nứa, giấy bóng kính, giấy màu và xương cây đay làm cán. Hoàn toàn bằng thủ công, bắt đầu từ sườn khung làm bằng tre, nứa cột lại với nhau, sau đó dán giấy bóng kính lên và sau cùng là công đoạn vẽ, dán hoa. Từng công đoạn một, dù nhỏ đến đâu cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên trì qua đôi bàn tay khéo léo của người làm nghề. Mỗi chiếc đèn ông sao giá bán trung bình khoảng 30.000 đồng; đèn hình xe tăng, đèn con giống có giá 100.000 đồng. Tuy nhiên gia đình cũng làm theo nhu cầu của khách hàng, có những chiếc to khoảng 400 – 500 nghìn đồng, hoặc làm đèn theo nhu cầu của khách hàng, dùng điện thay nến... Trừ chi phí mỗi mùa Trung thu nhóm của chị cũng thu được 4 – 5 triệu đồng, từ số tiền thu được các chị em lại đóng góp để xây dựng quỹ để mỗi khi gia đình nào có người ốm đau thì trích số tiền đó ra để đi thăm hỏi, động viên. Việc làm của các chị rất ý nghĩa và quan trọng hơn là các chị đã lưu giữ nghề truyền thống làm đèn ông sao đang dần bị mai một.

 

Chị Nguyễn Thị Nga, tổ 14, phường Minh Khai tranh thủ thời gian rảnh rỗi vào buổi tối làm đèn ông sao để kiếm thêm thu nhập. Do chịu khó tìm tòi, học hỏi cùng với sự kiên trì, nên mỗi năm nhà chị cũng làm được khá nhiều. Mặc dù năm nay mới chỉ là năm thứ 3 làm đèn ông sao nhưng gia đình chị đã có rất nhiều khách hàng quen thuộc, nhiều trường học đã đặt mua đèn với số lượng lớn, hiện tại số lượng đèn của gia đình làm ra đã được đặt mua hết, chủ yếu là các trường học. Tết Trung thu đang đến gần, trên khắp các phố tràn ngập các loại đèn Trung thu đa dạng với màu sắc, kiểu dáng phong phú. Các bậc cha mẹ tìm mua đồ chơi bắt mắt và hấp dẫn cho con trẻ, nhưng nhiều người vẫn không quên những nét đẹp truyền thống thông qua đồ chơi dân gian. Chị Đỗ Phương Thảo, phường Nguyễn Trãi cho biết: Năm nào chị cũng chọn mua cho 2 con gái chiếc đèn Trung thu truyền thống vì giá cả hợp lý, lại an toàn cho trẻ, đồng thời để nhắc nhở con về ý nghĩa truyền thống của Tết Trung thu. Bà Nguyễn Thị Hồng, 60 tuổi, phường Minh Khai chia sẻ: “Ngày nay, công nghệ càng phát triển với quá nhiều trò chơi hiện đại, nhiều cháu nhỏ không có hứng thú với những món đồ chơi dân gian, nhiều em nhỏ hiện nay, kí ức Trung thu là những loại đồ chơi hiện đại như máy bay, ô tô... Có thể các em được sống trong hoàn cảnh đầy đủ về vật chất nhưng lại thiệt thòi khi không được hòa mình vào không khí Trung thu truyền thống, không cảm nhận được niềm vui dù đơn giản nhưng ẩn chứa trong đó là nét đẹp văn hóa, là truyền thống dân tộc điều đó thật đáng buồn”.

 

Mỗi chiếc đèn trong dịp Tết Trung thu gắn với sự tích cụ thể, thể hiện tình yêu thiên nhiên, thế giới quan sinh động của trẻ nhỏ, thông qua đó nhằm giáo dục thế hệ trẻ về lịch sử cội nguồn, tình yêu quê hương, đất nước. Hy vọng rằng, ngày càng có nhiều người như chị Yến, chị Nga để nghề làm đèn ông sao nói riêng và những đồ chơi truyền thống trong dịp Tết Trung thu sẽ không bị mai một giữa thị trường đồ chơi phong phú và sôi động.


Bài, ảnh: Hiền Long

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai mạc Lễ hội Khèn Mông huyện Đồng Văn lần thứ II năm 2014
HGĐT - Ngày 30.8, UBND huyện Đồng Văn tổ chức Lễ hội Khèn Mông lần thứ II năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9. Dự có đồng chí Vương Mí Vàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, HĐND – UBND tỉnh; các Ban Xây dựng Đảng; các sở, ban, ngành, phòng ban của huyện…
31/08/2014
Huyện Yên Minh tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội chào mừng Quốc khánh 2.9
HGĐT- Nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện trong dịp chào mừng 69 năm Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2.9.1945 –2014); đồng thời, tạo điểm nhấn về sự kiện văn hóa kết nối với các tua, tuyến du lịch trên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Yên Minh sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao trong
26/08/2014
Họp BCĐ tổ chức đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ II
HGĐT- Chiều 22.8, Ban chỉ đạo (BCĐ) tổ chức đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ II họp, bàn kế hoạch tổ chức Đại hội. Dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành là thành viên BCĐ tổ chức đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.
25/08/2014
Huyện Quang Bình - Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Bản Chún và Danh thắng hồ thủy điện Sông Chừng
HGĐT- Tối 18.8, UBND huyện Quang Bình đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đình Bản Chún và Danh thắng hồ thủy điện Sông Chừng.
20/08/2014