Du lịch xanh trên Cao nguyên đá

09:23, 08/03/2021

BHG - Tại cửa ngõ Công viên Địa chất toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn có một làng du lịch độc đáo, với ý tưởng gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mông gắn với phát triển du lịch xanh, phát huy vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của Cao nguyên đá. Từ đó, giúp đem lại lợi nhuận và việc làm cho người dân, góp phần giới thiệu vẻ đẹp riêng có của địa phương đến với bạn bè trong và ngoài nước. 

Nhà nghỉ cộng đồng tại H’Mông Village xã Đông Hà (Quản Bạ).
Nhà nghỉ cộng đồng tại H’Mông Village xã Đông Hà (Quản Bạ).

Cách trung tâm thành phố Hà Giang hơn 60 km tiến vào vùng Công viên địa chất, tại xã Đông Hà (Quản Bạ) Làng Văn hóa du lịch dân tộc Mông (H’Mông Village) nằm trên quốc lộ 4C hướng đi Đồng Văn là địa điểm du lịch độc đáo, khám phá và trải nghiệm văn hóa không thể bỏ qua của vùng đất Cao nguyên đá. Anh Lại Quốc Tĩnh, chủ H’Mông Village, chia sẻ: “Là người dân địa phương, tôi luôn mong muốn gìn giữ và phát triển kiến trúc văn hóa truyền thống của dân tộc Mông gắn với phát triển dịch vụ du lịch cao cấp. Bởi tôi nhận thấy đây là tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phù hợp với định hướng phát triển du lịch bền vững của tỉnh”. Chính vì vậy, cách đây 2 năm, Công ty Cổ phần Thi công Cơ giới 1, do anh Tĩnh làm Giám đốc đã đầu tư vào Dự án phục dựng, bảo tồn Làng Văn hóa du lịch dân tộc Mông. Dự án được xây dựng trên diện tích hơn 20 ha, với tổng vốn đầu tư 89 tỷ đồng, gồm: 30 nhà trình tường, lợp ngói âm dương, tường rào bao quanh được xếp bằng đá xanh; khu nhà nghỉ cộng đồng; khu nhà trình diễn sản xuất, trưng bày và bán các sản phẩm làng nghề truyền thống; nhà ăn; nhà kho; nhà nghỉ cho nhân viên; hồ bơi vô cực; khu dã ngoại ngoài trời và sân khấu biểu diễn các tiết mục văn hóa, văn nghệ truyền thống của dân tộc Mông… 

Du khách trải nghiệm cưỡi ngựa tại H’Mông Village.
Du khách trải nghiệm cưỡi ngựa tại H’Mông Village.

Với quan điểm phát triển du lịch xanh, các công trình tại “H’Mông Village” đều sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Tất cả các phòng đều sử dụng nội thất đơn giản, gần gũi với thiên nhiên và văn hóa đồng bào Mông, được thể hiện rõ nét qua họa tiết trang trí hay các vật dụng cá nhân sử dụng hàng ngày. Chị Courtney Roscow, một du khách đến từ Nam Phi, chia sẻ: “Tôi đã được trải nghiệm dịch vụ du lịch rất tuyệt vời tại H’Mông Village. Kiến trúc ở đây đều rất thân thiện với môi trường và hòa vào cảnh quan thiên nhiên hoang sơ rất đẹp. Tương lai tôi muốn quay lại để tổ chức lễ cưới của mình ở đây”. Du khách đến tham quan nghỉ dưỡng tại H’Mông Village sẽ được phục vụ tất cả các món ăn đặc sản của Hà Giang như: Phở Tráng Kìm, rượu ngô, thịt lợn đen, măng chua, gà đồi, mèn mén, tẩu chúa, thắng cố... Với nguyên liệu sạch của địa phương, đây chắc chắn là những trải nghiệm mới mẻ, thú vị với du khách xa, gần. 

Bên cạnh nét truyền thống, điểm nhấn của H’mông Village chính là hệ thống bể bơi vô cực giữa lòng Cao nguyên đá hùng vĩ. Với lối thiết kế bể tràn, cùng với 180 độ view ngoài trời, là địa điểm check in yêu thích của giới trẻ. Làng du lịch còn có sky bar, chỗ ngồi cho khách vừa uống cà phê vừa ngắm phong cảnh rừng đá tự nhiên phía trước mặt. Đồng thời, khéo léo khai thác nét văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao như trải nghiệm làm người dân tộc Mông, cưỡi ngựa và có khu bán đồ lưu niệm là các sản phẩm OCOP của tỉnh cho du khách. 

Anh Lại Quốc Tĩnh, cho biết thêm, sau hơn 4 tháng đi vào hoạt động đã có nhiều du khách trong và ngoài nước đến nghỉ dưỡng tại đây. Trong thời gian ngành Du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thì chúng tôi tập trung vào việc đào tạo, nâng cao kỹ năng cho đội ngũ nhân viên. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ như Massage, ngâm chân bằng lá thuốc. Để chuẩn bị đón đợt khách du lịch vào đầu Xuân này, H’Mông đã đầu tư trồng 300 gốc đào cổ thụ và hơn 100 gốc mận để tạo cảnh quan cho khu du lịch. Trong thời gian tới, khu B với 30 Bungalow nhìn từ trên cao được xây dựng theo hình chiếc quẩy tấu, vật dụng quen thuộc với đồng bào Mông và một bể bơi vô cực sẽ tiếp tục hoàn thành. Đến giữa sang năm sẽ hoàn thành tổng thể khu vực này, hứa hẹn đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích sự trải nghiệm và khám phá du lịch Hà Giang. 

Bài, ảnh: LÊ HẢI 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẹp nao lòng hoa sưa nở trắng trời Hà Nội

Những ngày cuối tháng 2, đất trời Hà Nội bỗng đẹp dịu dàng, lãng mạn, lòng người như cũng say đắm, ngẩn ngơ giữa hương sắc tinh khôi của hoa sưa.

27/02/2021
Đến với cảm xúc về tình đất, tình người Hà Giang qua bài thơ: "Tình Mộc Miên"

BHG - Hà Giang, mảnh đất biên cương địa đầu Tổ quốc - nơi của bạt ngàn đá núi và những gian khó. Nhưng bù lại, trên mảnh đất đầy dấu ấn của kiến tạo địa chất với hình ảnh Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, với rất nhiều những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, cuốn hút lòng người.

27/02/2021
Mê đắm vườn hoa đào ở xã Tả Lủng, Mèo Vạc

BHG - Nhằm tạo cảnh quan và phát triển đa dạng các loại hình du lịch trên địa bàn, từ năm 2017, huyện Mèo Vạc đã phát động và triển khai trồng 800 cây đào tập trung làm cảnh quan tại thôn Thào Chứ Lủng, xã Tả Lủng. Hàng năm, mỗi độ Tết đến, Xuân về, khi hoa đào khoe sắc, huyện Mèo Vạc thường lựa chọn vườn Đào ở Thào Chứ Lủng để tổ chức các hoạt động lễ hội đầu Xuân trên địa bàn, như hội thi chim họa mi, giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian… thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chụp ảnh.

26/02/2021
Phụ nữ thôn Nà Thác biến ruộng khô thành vườn hoa cải đẹp nao lòng

BHG - Nà Thác là một trong những thôn vùng cao của xã Phương Độ, TP. Hà Giang, nơi đây có thiên nhiên rất đẹp và trong lành. Thôn có 100% dân số là đồng bào Dao, do khí hậu khắc nghiệt nên bà con chỉ canh tác được một vụ. Suốt vụ Đông kéo dài đến khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm, nương đồi thiếu nước nên khó trồng trọt. Học tập kinh nghiệm từ nhiều địa phương trong cả nước, năm nay Đảng ủy xã Phương Độ đã định hướng, giao cho thôn Nà Thác xây dựng mô hình trồng vườn hoa cải do Chi hội phụ nữ quản lý để phục vụ du lịch.

25/02/2021