Công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Tết Cá của người Tày xã Mậu Duệ (Yên Minh)

09:17, 10/10/2016

BHG- Ngày 9.10, tại xã Mậu Duệ, UBND huyện Yên Minh tổ chức công bố Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Tết Cá của người Tày xã Mậu Duệ và vui hội Tết Cá. Đến dự có Thường trực Huyện ủy, HĐND – UBND và các phòng, ban của huyện Yên Minh; nguyên một số lãnh đạo tỉnh và huyện Yên Minh; lãnh đạo Hội nhà văn Việt Nam, Bảo tàng tỉnh; đại diện các xã, thị trấn của huyện Yên Minh cùng đông đảo bà con, nhân dân xã Mậu Duệ và du khách trong và ngoài nước.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, lãnh đạo Bảo tàng tỉnh trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Tết cá của người Tày xã Mậu Duệ cho lãnh đạo huyện Yên Minh và xã Mậu Duệ.
Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Bảo tàng tỉnh trao Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Tết Cá của người Tày xã Mậu Duệ cho lãnh đạo huyện Yên Minh và xã Mậu Duệ.

Tại buổi công bố, lãnh đạo Bảo tàng tỉnh đã giới thiệu sự hình thành Tết Cá, theo đó Tết Cá của người Tày xã Mậu Duệ có từ 300 – 400 năm trước. Người Tày ở Mậu Duệ thường sống bên cạnh những dòng sông, suối, khai phá ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Từ đời sống sinh hoạt hàng ngày, họ thả cá chép vào ruộng khi canh tác lúa (thường vào vụ Mùa), vừa có thêm thực phẩm mà năng suất lúa lại tốt hơn. Vì vậy, họ tổ chức ăn mừng đón vụ lúa mới hiệu quả hơn và dâng lễ vật bằng cá chép nuôi tại ruộng cho tổ tiên, thần linh vào ngày 9.9 (âm lịch) hàng năm. Trong Tết Cá, có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ là phần chế biến, chuẩn bị các món ẩm thực từ cá chép ruộng để dâng cúng tổ tiên. Trong mâm cỗ cúng thường có từ 7 – 9 món ăn chế biến từ cá chép ruộng nhưng quan trọng nhất và không được thiếu 3 món chính là: Cá rán, cá nướng và cá đồ măng chua. Phần hội trong Tết Cá là cuộc thi bơi của các chú cá (hay còn gọi là Hội đua cá). Các “vận động viên” cá chép được buộc một sợi dây dù (hoặc cước) vào lưng và nối với những chiếc phao, thuyền gỗ nhỏ. Sau đó được đặt vào những làn nước đã chuẩn bị sẵn và các chủ cá té nước để cho cá bơi ngược dòng. Cá nào đến đích trước sẽ dành phần thắng.

Ngay sau lễ công bố và trao Bằng công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia Tết Cá người Tày xã Mậu Duệ, Ban tổ chức đã tổ chức cuộc thi đua cá và giới thiệu thêm về cách chế biến các món ăn từ cá chép ruộng trong mâm cỗ cúng ngày Tết Cá đến các đại biểu và du khách.

Cuộc thi đua cá thu hút hàng nghìn người xem và cổ vũ.
Cuộc thi đua cá thu hút hàng nghìn người xem và cổ vũ.

 

Các món ăn chế biến từ cá chép ruộng được chuẩn bị công phu để dâng lên thần linh, tổ tiên cầu cho một mùa màng tươi tốt.
Các món ăn chế biến từ cá chép ruộng được chuẩn bị công phu để dâng lên thần linh, tổ tiên cầu cho một mùa màng tươi tốt.

Duy Tuấn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Dệt lanh - nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc Mông

BHG - Cây lanh đã gắn bó với đồng bào dân tộc Mông ở Hà Giang từ bao nhiêu đời nay. Người phụ nữ Mông luôn gắn liền với nghề trồng lanh, dệt vải và trở thành biểu tượng cho sự dẻo dai, cần cù và khéo léo. Những bộ váy, áo của người Mông được dệt từ sợi lanh đã tạo nên những sắc màu rực rỡ cho các phiên chợ và được khách du lịch yêu thích. Đó còn là sản phẩm truyền thống đặc sắc thấm đượm tinh hoa văn hóa đồng bào dân tộc Mông vùng Cao nguyên đá.

30/09/2016
"Đòn bẩy" để thực hiện hiệu quả Kế hoạch 200 của UBND tỉnh

BHG - Phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; tuy nhiên, đối với một tỉnh miền núi, biên giới như Hà Giang thì phong trào này còn khá mới mẻ. Tháng 11.2014, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch số 200 để thực hiện Đề án "Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020" trên địa bàn tỉnh. Sau 2 năm triển khai, việc thực hiện Kế hoạch 200 đã đem lại những kết quả bước đầu đáng ghi nhận; tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện. 

30/09/2016
Nhân rộng các mô hình hiệu quả trong giáo dục

BHG - Thời gian qua, Sở GD&ĐT đã triển khai, nhân rộng nhiều mô hình giáo dục hiệu quả, là "đòn bẩy" góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nổi bật như: Tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với việc "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; mô hình Đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong các trường học; chú trọng rèn luyện kỹ năng sống...

30/09/2016
Huyện Bắc Mê tổ chức Lễ phát động hưởng ứng "tuần lễ học tập suốt đời", Kỷ niệm 20 năm ngày khuyến học Việt Nam (02.10.1996 – 02.10.2016)

BHG- Ngày 29.9, UBND huyện Bắc Mê đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng "tuần lễ học tập suốt đời" và kỷ niệm 20 năm ngày khuyến học Việt Nam (02.10.1996 – 02.10.2016).

30/09/2016