Việt Nam lần đầu tiên có quy hoạch phát triển nhân lực

13:49, 25/07/2011

Thủ tướng Chính phủ mới ký ban hành quyết định 1216QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Quy hoạch này được các nhà quản lý đánh giá là bản quy hoạch chiến lược phát triển nhân lực đầy đủ và toàn diện nhất kể từ năm 1975 tới nay mà Chính phủ thực hiện.


Mục tiêu của Quy hoạch là tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong nền kinh tế dưới các hình thức, trình độ khác nhau từ mức 40% năm 2010 lên mức 70% năm 2020, trong đó tỷ lệ nhân lực qua đào tạo ngành nông, lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50%; ngành công nghiệp từ 78% lên 92%, ngành xây dựng từ 41% lên 56%; ngành dịch vụ tăng từ 67% lên 88%.

Đồng thời, phát triển đồng bộ đội ngũ nhân lực với chất lượng ngày càng cao, đủ mạnh ở mọi lĩnh vực, đồng thời tập trung ưu tiên những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Xây dựng được đội ngũ giáo viên có chất lượng cao để đào tạo nhân lực có trình độ cho đất nước.

Về phương hướng, tăng nhanh tỷ lệ nhân lực qua đào tạo trong toàn nền kinh tế với cơ cấu hợp lý. Tổng số nhân lực qua đào tạo năm 2015 khoảng 30,5 triệu người (chiếm khoảng 55% trong tổng số 55 triệu người làm việc trong nền kinh tế) và năm 2020 tăng lên gần 44 triệu người (chiếm khoảng 70% trong tổng số gần 63 triệu người làm việc trong nền kinh tế). Trong tổng số nhân lực qua đào tạo, số nhân lực đào tạo qua hệ thống dạy nghề năm 2015 khoảng 23,5 triệu người, năm 2020 khoảng 34,4 triệu người; số nhân lực qua hệ thống giáo dục đào tạo năm 2015 khoảng 7 triệu người, năm 2020 khoảng 9,4 triệu…

Về phát triển nhân lực các ngành, lĩnh vực, quy hoạch xác định nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng từ mức 10,8 triệu người năm 2010 (bằng 22% tổng số nhân lực trong nền kinh tế) lên khoảng 15 triệu năm 2015 (27%) và khoảng 20 triệu năm 2020 (31%)…

Trong khu vực dịch vụ, nhân lực tăng từ mức trên 13 triệu người năm 2010 (chiếm 26,8% tổng nhân lực trong nền kinh tế) lên khoảng 15-16 triệu năm 2015 và khoảng 17-19 triệu người năm 2020 (bằng khoảng 27-29%)…

Trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 là 24,9 triệu người (chiếm 51% tổng nhân lực trong nền kinh tế), năm 2015 là trên 24-25 triệu (45-46%) và năm 2020 khoảng 22-24 triệu người (35-38%).

Ngoài ra, Quy hoạch cũng đề cập đến nhân lực của một số ngành/lĩnh vực kinh tế đặc thù như: Giao thông vận tải; tài nguyên, môi trường; du lịch; ngân hàng; tài chính; công nghệ thông tin; năng lượng hạt nhân; nhân lực đi làm việc ở nước ngoài; nhân lực theo một số chủ thẻ tham gia phát triển (cán bộ lãnh đạo, đội ngũ công viên chức, đội ngũ doanh nhân, đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, đội ngũ giáo viên, giảng viên, đội ngũ cán bộ y tế, đội ngũ cán bộ văn hóa thể thao, đội ngũ cán bộ tư pháp, đội ngũ cán bộ toà án); nhân lực đẻ phát triển các ngành kinh tế biển; nhân lực của các lực lượng vũ trang.

Bên cạnh việc xác định nhu cầu nhân lực theo từng ngành kinh tế, bản Quy hoạch cũng xác định nhu cầu nhân lực các vùng kinh tế-xã hội (Vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long).

Dự báo sơ bộ tổng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nhân lực (bao gồm cả giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế-chăm sóc sức khỏe và các chi phí khác dành cho phát triển nhân lực) cả giai đoạn 2011-2020 ước tính khoảng 2.135 nghìn tỷ đồng, chiếm 12% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, tổng vốn đầu tư trực tiếp cho giáo dục - đào tạo và dạy nghề dự kiến khoảng 1.225-1.300 nghìn tỷ đồng.

Cũng theo quy hoạch này, dự kiến mạng lưới trường ĐH và CĐ vào năm 2020 sẽ có tổng cộng 573 trường, trong đó 259 trường ĐH và 314 trường CĐ; trong giai đoạn 2011-2015 sẽ thành lập thêm 158 trường (70 trường ĐH và 88 trường CĐ).

Đối với mạng lưới các cơ sở dạy nghề, đến năm 2015, có 190 trường CĐ nghề (60 trường ngoài công lập), 300 trường trung cấp nghề (100 trường ngoài công lập) và 920 trung tâm dạy nghề (320 trung tâm ngoài công lập). Đến năm 2020, có 230 trường CĐ nghề (80 trường ngoài công lập), 310 trường trung cấp nghề (120 trường ngoài công lập) và 1.050 trung tâm dạy nghề (350 trung tâm ngoài công lập).


gdtd

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Lại rơi trực thăng quân sự ở Thái, ba người chết
Ngày 24/7, ít nhất 3 quân nhân thiệt mạng và 1 quân nhân bị thương trong một vụ tai nạn máy bay quân sự ở tỉnh Phetchaburi ở Tây Nam thủ đô Bangkok của Thái Lan.
25/07/2011
Ngoại trưởng Mỹ: Biển Đông là vấn đề toàn cầu
Mỹ ngày 24/7 đã lên án những hành động "hăm dọa" tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết những tranh chấp biển vốn đe dọa tới hoạt động thương mại.
25/07/2011
Na Uy tuyên bố thảm họa quốc gia sau 2 vụ tấn công
Sau vụ đánh bom tòa nhà chính phủ tại trung tâm thủ đô Oslo của Na Uy và vụ xả súng ở trại hè thanh niên trên hòn đảo Utoeya, Tây Bắc Oslo, đêm 22/7 làm ít nhất 91 thiệt mạng, Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg tuyên bố đây là một thảm họa quốc gia tồi tệ nhất kể cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.
24/07/2011
Mỹ muốn các bên làm rõ chủ quyền tại Biển Đông
Ngày 23/7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các bên tranh chấp tại Biển Đông hãy chứng minh các tuyên bố chủ quyền của mình bằng chứng cứ luật pháp.
24/07/2011