Việt Lâm phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng VietGap

10:24, 22/01/2021

BHG - Xác định nông nghiệp là ngành sản xuất chính trong phát triển KT - XH; thời gian qua, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) thực hiện nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất, tạo dựng thương hiệu nông sản, góp phần phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Cán bộ thị trấn hướng dẫn bà Nguyễn Thị Hoa (trái), tổ 10, thị trấn Việt Lâm kỹ thuật chăm sóc rau.
Cán bộ thị trấn hướng dẫn bà Nguyễn Thị Hoa (trái), tổ 10, thị trấn Việt Lâm kỹ thuật chăm sóc rau.

Với quan điểm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp quan trọng trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông nghiệp sạch, thị trấn Việt Lâm đã có nhiều cơ chế hỗ trợ người dân; khuyến khích các hộ nông dân, các hợp tác xã, tổ Hợp tác mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng ở địa phương để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Việc đưa các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất diện rộng, chuyển dịch từ sản xuất số lượng sang chú trọng chất lượng, gắn với thị trường tiêu dùng, góp phần tăng năng suất, sản lượng và tăng giá trị thu nhập cho người dân. Với chiến lược phát triển nông nghiệp phù hợp, hiện nay thị trấn Việt Lâm đã  hình thành được các mô hình sản xuất và bao tiêu sản phẩm quy mô. Bên cạnh việc hình thành vùng sản xuất tập trung, thị trấn cũng quan tâm đến phát triển thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm. Cùng với đó, chú trọng đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng các vùng sản xuất, kêu gọi và tạo điều kiện thu hút các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, diện tích rau màu là 25 ha, năng suất đạt 75 tạ/ha, với sản lượng 187,5 tấn; mô hình nhà lưới trồng rau an toàn là 3.340 m².

Cô Nguyễn Thị Hoa, tổ 10, thị trấn Việt Lâm, chia sẻ: Gia đình tôi được sự hướng dẫn, vận động của thị trấn đã chuyển từ trồng rau theo phương thức truyền thống ngoài trời với các biện pháp phun phòng, trừ sâu bệnh bằng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học sang mô hình trồng rau nhà lưới an toàn theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích 645 m². Ngay từ những ngày đầu thu hoạch đã cho năng suất cao; đặc biệt, nhờ có hệ thống màng lưới nên cây rau không bị sâu bệnh xâm hại, tiết kiệm được nhiều công chăm sóc. Tôi đang cung cấp rau cho các cơ quan, nhà hàng trên địa bàn huyện và các tỉnh khu vực miền Bắc như: Bệnh viện Đa khoa huyện, Hà Nội, Hải Phòng…; trừ các chi phí cũng đem lại cho gia đình 90 triệu đồng/năm.

Cô Lâm Thúy Khằn, tổ 11, thị trấn Việt Lâm, tâm sự: Tôi được hỗ trợ miễn phí 48 triệu đồng theo chương trình của Nhà nước về phát triển mô hình trồng rau an toàn; với diện tích 1.000 m², tôi trồng xen canh, đa dạng các loại rau như: Su hào, bắp cải, các loại rau thơm để không lãng phí diện tích đất. Tất cả các sản phẩm rau của gia đình đều được thị trấn liên kết bao tiêu sản phẩm với các siêu thị trên thành phố, các cửa hàng ăn, khách sạn.Tôi thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, để người tiêu dùng sử dụng sản phẩm yên tâm. Cán bộ khuyến nông, thường xuyên xuống hướng dẫn các quy trình sản xuất để rau phát triển tốt.

Chủ tịch UBND thị trấn Việt Lâm, Phạm Văn Ánh, cho biết: Do sản xuất rau màu lâu năm nên bà con nông dân có nhiều kinh nghiệm, luôn biết phát huy thế mạnh; các mô hình trồng rau chất lượng, an toàn trong nhà lưới đều đem lại hiệu quả cao. Thị trấn đang tiếp tục phát triển sản xuất rau màu theo hướng hàng hóa, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với việc xây dựng thương hiệu để quảng bá sản phẩm, nhằm nâng cao sức cạnh tranh và giá trị sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, luôn chú trọng đầu ra của sản phẩm, ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, siêu thị. Trong thời gian tới, sẽ tiếp tục triển khai thêm nhiều mô hình phát triển nông nghiệp mới để bà con nông dân có thêm cơ hội tiếp cận và phát triển trồng trọt theo hướng an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Bài, ảnh:  ĐỨC NINH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Quản Bạ nhân rộng đàn ong mật

BHG - Trong những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật tại huyện Quản Bạ cho hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương. Để nghề nuôi ong lấy mật phát triển bền vững, huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển đàn ong mật nhiệm kỳ 2020-2025, với nhiều giải pháp mang tính bền vững.

22/01/2021
Hiệu quả từ Dự án KfW8

BHG - Dự án quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2 (gọi là Dự án KfW6) do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức thông qua Ngân hàng tái thiết Đức tài trợ từ năm 2014 - 2021. Đối với hợp phần bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai thực hiện tại Hà Giang đến nay đã cho thấy tính hiệu quả và tác động không nhỏ đến đời sống của bà con nhân dân.

 

22/01/2021
Phát triển hợp tác xã gắn chuỗi giá trị

BHG - Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả, phát triển HTX bền vững. Đây cũng là yêu cầu cấp bách đối với các HTX trong bối cảnh hội nhập. Do đó, các HTX trên địa bàn tỉnh đã tăng cường liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ, ứng dụng KH-KT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

21/01/2021
Chú trọng kiểm định chất lượng công trình xây dựng

BHG - Góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm chất lượng các công trình xây dựng, Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình xây dựng Hà Giang từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động, giữ vai trò giúp cơ quan Nhà nước quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

20/01/2021