Yên Hà phát triển các mô hình kinh tế mới

15:13, 13/12/2019

BHG - Những năm gần đây, với các chính sách và chương trình hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, người dân xã Yên Hà (Quang Bình) đã mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn, tích cực phát triển kinh tế để xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu với nhiều mô hình mới.

Mô hình nuôi dế thương phẩm của ông Đinh Xuân Ngoạn, thôn Chàng Thẳm.
Mô hình nuôi dế thương phẩm của ông Đinh Xuân Ngoạn, thôn Chàng Thẳm.

Gia đình ông Đinh Xuân Ngoạn là một trong những hộ đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế tại thôn Chàng Thẳm. Hiện nay, gia đình ông sở hữu vườn cam Sành gần 2 ha; chăn nuôi đàn gia cầm gần 500 con và một ao cá khoảng 300 m2 thả cá Bỗng đặc sản… mỗi năm thu lãi trên 150 triệu đồng. Trò chuyện với chúng tôi, ông Ngoạn cho hay: “Nếu chỉ tập trung phát triển một loại cây hay con thì chỉ có một nguồn thu mà giá cả thị trường lại không ổn định, nên gia đình tôi chọn hướng phát triển kinh tế tổng hợp; vừa trồng cam Sành vừa chăn nuôi gia cầm, thả cá Bỗng và mới đây nhất là thực hiện mô hình nuôi dế thương phẩm”.

Anh Nguyễn Xuân Tuế, thôn Tân Chàng khởi nghiệp từ nuôi Đà điểu.
Anh Nguyễn Xuân Tuế, thôn Tân Chàng khởi nghiệp từ nuôi Đà điểu.

Tháng 7 vừa qua, ông Ngoạn đã mạnh dạn đầu tư hơn chục triệu đồng làm chuồng nuôi và mua 10 khay giống dế; đồng thời, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với trang trại nuôi dế ở Thanh Xuân – Hà Nội với giá từ 130 – 150 nghìn đồng/kg dế thành phẩm. Ông Ngoạn cho biết thêm, dế nuôi ít dịch bệnh, công chăm sóc và chi phí thức ăn thấp mà lại cho thu nhập khá cao so với trồng lúa, ngô. Ông Ngoạn đầu tư làm hai chuồng nuôi dế khung bằng inox phủ bạt, trong chuồng xếp các khay bìa các – tông để dế sinh trưởng, làm tổ; khi dế đẻ trứng thì chuyển các khay trứng sang các thùng nhựa thả cát; sau khoảng thời gian từ 30 – 45 ngày sẽ thu hoạch dế thành phẩm, nuôi kéo dài thêm chục ngày, dế sẽ đẻ trứng. Trước khi thu hoạch dế thương phẩm, nên cho dế ăn mía khoảng 3 ngày hoặc bỏ đói 2 ngày để làm sạch ruột.

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm; sau nhiều năm đi lao động ngoại tỉnh, anh Nguyễn Xuân Tuế trở về quê nhà tại thôn Tân Chàng, xã Yên Hà và lựa chọn mô hình nuôi Đà điểu. Được biết, anh Tuế đầu tư mua 8 con Đà điểu giống từ Trung tâm Giống gia cầm Thụy Phương (Hà Nội) về nuôi từ tháng 6.2019. Đến thời điểm hiện tại, cả 8 con có trọng lượng 25 - 30 kg/con. Đà điểu có sức sống rất khoẻ, ít bệnh tật và dễ nuôi, chuồng nuôi cần phủ một lớp cát dày 5 – 10 cm, khô ráo. Dự kiến nếu chăn nuôi tốt thì đến đầu năm tới, đà điểu sẽ đạt trọng lượng khoảng 100 - 120 kg/con và có thể xuất bán, giá bán thịt đà điểu trên thị trường dao động khoảng 120 – 150.000 đồng/kg.

Qua trao đổi, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hà, anh Lục Bát Duệ cho biết: Hiện nay, toàn xã có 36 mô hình phát triển kinh tế; hàng năm có thu nhập từ 150 - 500 triệu đồng/năm. Trong đó, có 15 mô hình chăn nuôi gia cầm từ 300 con trở lên; 10 mô hình trồng rừng từ 5 ha trở lên; 8 mô hình trồng cây ăn quả từ 3 ha trở lên và 3 mô hình khởi nghiệp hàng năm có thu nhập từ 150 - 500 triệu đồng/năm.

Bài, ảnh: YẾN VŨ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Bắc Quang - "Tấc đất, tấc vàng"

BHG - Những năm qua, việc chuyển đổi, cải tạo vườn, đồi tạp sang trồng các loại cây cho thu nhập cao trên địa bàn huyện Bắc Quang diễn ra mạnh mẽ. Nhờ đó, những "tấc đất" của nông dân dần trở thành "tấc vàng" trên chính mảnh đất "cửa ngõ" phía Nam của tỉnh.

 

13/12/2019
Hà Văn Ngọc - thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

BHG - Hà Văn Ngọc, sinh năm 1989, hiện là Phó Bí thư Đoàn thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh. Ngoài năng nổ, nhiệt huyết trong công tác Đoàn, anh còn là một thanh niên tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp ở địa phương. Ngọc chia sẻ: Tôi sinh ra và lớn lên tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Năm 2007, sau khi học xong cấp 3, do điều kiện không cho phép học tiếp đại học, tôi lên mảnh đất Yên Minh làm ăn. Năm 2012 tôi thi đỗ vào Trường Đại học Nông - lâm Thái Nguyên. 

13/12/2019
Nghề đan quẩy tấu ở Thèn Chu Phìn

BHG - Trong đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất thường ngày của đồng bào Mông, chiếc quẩy tấu có vị trí rất quan trọng. Với địa hình núi dốc hiểm trở, quẩy tấu trở thành vật hữu dụng theo chân người Mông kể cả khi lên nương hay lúc xuống chợ. Ở xã Thèn Chu Phìn (Hoàng Su Phì), đan quẩy tấu đã trở thành một nghề truyền thống, giúp gìn giữ nét đẹp riêng có của dân tộc và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây.

 

13/12/2019
Nâng cao năng lực phát triển KT – XH định hướng thị trường

BHG - Kế hoạch phát triển KT - XH định hướng thị trường (MoSEDP) là một trong những hợp phần quan trọng của Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh Hà Giang. Là một trong những địa phương được hưởng lợi trực tiếp từ Chương trình CPRP, đến nay, các xã, thị trấn của huyện Bắc Quang đã thực hiện đồng bộ kế hoạch MoSEDP nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

 

13/12/2019