Sùng Sái Nô làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

16:54, 26/08/2019

BHG - Với sự cần cù, sáng tạo từng bước vươn lên làm giàu chính đáng bằng đôi tay, khối óc của mình; ông Sùng Sái Nô (55 tuổi), thôn Cho Do, xã Cán Chu Phìn (Mèo Vạc) trở thành một điển hình làm giàu từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp.

Vợ chồng ông Sùng Sái Nô chăm sóc đàn bò của gia đình.
Vợ chồng ông Sùng Sái Nô chăm sóc đàn bò của gia đình.

Trước đây, gia đình ông Sùng Sái Nô cũng như nhiều hộ gia đình trong thôn, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào trồng Ngô, chăn nuôi nhỏ lẻ, nên kinh tế gặp nhiều khó khăn. Hoàn cảnh khó khăn của gia đình khiến ông luôn suy nghĩ, trăn trở: phải tìm được hướng đi mới phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu bằng sức lao động và trí óc của mình. Sau nhiều năm tích cóp có được chút vốn dành dụm được, gia đình ông bắt đầu khởi nghiệp bằng việc chăn nuôi bò, lợn. Việc chăn nuôi khá thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập ổn định. Thấy vậy, năm 2017, ông đã mạnh dạn vay ngân hàng Agribank Chi nhánh Mèo Vạc 100 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đã theo Nghị quyết 209 của HĐND tỉnh, đầu tư mở rộng quy mô chuồng trại, tăng số lượng đầu con. Với phương thức như vậy, hiện tại trong chuồng nhà ông luôn duy trì khoảng 8 con bò chăn nuôi theo hướng hàng hóa, 7 con lợn và hơn 100 con gà đen bản địa ; mỗi năm bán từ 2 đến 3 lần. Thu nhập từ chăn nuôi của gia đình ông trừ chi phí cũng đạt khoảng 150 – 200 triệu đồng/ năm. Ông Sùng Sái Nô, chia sẻ: Ngoài tập trung phát triển kinh tế mô hình chăn nuôi tổng hợp, hiện nay gia đình tôi còn mua sắm thêm ô tô tải để chuyên chở thuê gia súc cho các thương lái trong và ngoài huyện. Đồng thời buôn bán thêm các loại nông sản địa phương .  

Mặc dù công việc sản xuất, chăn nuôi, buôn bán của gia đình rất bận rộn, nhưng ông Nô vẫn luôn dành thời gian vận động, hướng dẫn những hộ gia đình khác trong thôn cùng nhau phát triển kinh tế có hiệu quả. Việc sản xuất, chăn nuôi của gia đình ông Nô ngày càng phát triển, làm ăn hiệu quả. Tổng thu nhập một năm trừ chi phí cũng đạt khoảng 350 - 400 triệu đồng/năm. Nhờ đó gia đình ông đã có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, lo cho con cái học hành và có việc làm ổn định. Ông Thò Mí Má, Phó Chủ tịch UBND xã Cán Chu Phìn, cho biết: Nhờ cố gắng vượt khó, mô hình phát triển kinh tế tổng hợp của gia đình ông Sùng Sái Nô cho hiệu quả kinh tế cao và giúp gia đình có thu nhập ổn định, trở thành hộ giàu ở địa phương và là mô hình điển hình cho nhiều hộ nông dân học tập và làm theo.

Bài, ảnh:  Hà Linh (Mèo Vạc)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký quyết địnhban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP), gọi chung là Bộ Tiêu chí OCOP.

26/08/2019
Xã Phương Độ tích cực xây dựng thôn "Nông thôn mới kiểu mẫu"

BHG - Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Phương Độ (T.p Hà Giang) đã tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng NTM. Năm 2014 xã được công nhận xã đạt chuẩn NTM. Để thực hiện nâng cao tiêu chí xây dựng thôn NTM, xây dựng thôn "Nông thôn mới kiểu mẫu", sáng 24.8, xã Phương Độ phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố và Thành đoàn Hà Giang đã tổ chức phát động ra quân chỉnh trang, vệ sinh môi trường tại thôn Tha.

24/08/2019
Tiện ích, minh bạch từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng qua thanh toán điện tử

BHG - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp - PTNT về chủ trương chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) qua tài khoản ngân hàng hoặc dịch vụ thanh toán điện tử. Vừa qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với Viettel Hà Giang triển khai thí điểm chi trả tiền DVMTR qua ứng dụng ViettelPay. Qua đó, đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, tăng cường tính minh bạch, giúp chủ rừng thuận lợi hơn khi nhận tiền, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại.

 

23/08/2019
Vai trò của nông dân huyện Hoàng Su Phì trong tái cơ cấu nông nghiệp

BHG - Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp (TCCNNN), các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Hoàng Su Phì xác định đổi mới tư duy và tổ chức lại sản xuất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, nhằm phát huy vai trò chủ thể của nông dân. Những năm qua, các cấp HND trên địa bàn huyện đã đẩy mạnh công tác tập hợp, tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán, phương thức sản xuất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT),

23/08/2019