Kết quả thực hiện Phương án mô hình thôn kiểu mẫugắn với tổ chức lại sản xuất ở Quang Bình

08:02, 04/05/2017

BHG - Ngày 7.12.2015, UBND huyện Quang Bình ban hành Phương án số 242/PA-UBND “Về thí điểm mô hình thôn kiểu mẫu (TKM) gắn với tổ chức lại sản xuất”, đồng thời ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 29.7.2016 về tổ chức tập huấn cho đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách (KCT) cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Sau thời gian triển khai thực hiện Phương án mô hình TKM gắn với tổ chức lại sản xuất của huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Nhân dân xã Tân Nam mở đường giao thông nông thôn.
Nhân dân xã Tân Nam mở đường giao thông nông thôn.

Tìm hiểu vấn đề trên, đồng chí Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình cho biết: Sau khi Phương án thí điểm mô hình TKM gắn với tổ chức lại sản xuất được ban hành, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo triển khai tại 4 xã làm thí điểm, gồm: Bằng Lang, Xuân Giang, Vĩ Thượng, Bản Rịa và 4 thôn của các xã điểm, gồm: Thôn Hạ Thành (xã Bằng Lang); thôn Mới (Xuân Giang); thôn Trung Thành (Vĩ Thượng); thôn Bản Rịa (Bản Rịa). Đồng thời chỉ đạo ngoài phạm vi triển khai thí điểm tại các xã, thôn trên; các xã, thị trấn còn lại chủ động xây dựng phương án của địa phương mình trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt. Cùng với đó, căn cứ vào thực trạng, số lượng người hoạt động KCT hiện có tại các xã và trình độ, năng lực, sở trường của từng chức danh các xã điểm, chủ động xây dựng phương án ghép các chức danh cho phù hợp, đảm bảo số lượng sau khi ghép, tổ chức lấy ý kiến của các ban, ngành, đoàn thể, trình BTV Đảng ủy xã cho ý kiến trước khi trình UBND huyện thẩm định, phê duyệt phương án. Về phụ cấp kiêm nhiệm, các chức danh sau khi ghép được hưởng 50% mức phụ cấp chức danh kiêm nhiệm trong năm đầu tiên, còn 50% tiền phụ cấp được dùng để hỗ trợ cho người nghỉ, và được hưởng 100% phụ cấp từ năm tiếp theo trở đi. Chế độ thời gian làm việc của các chức danh KCT cấp xã sau khi ghép được thực hiện như cán bộ, công chức hiện nay. Đối với các chức danh KCT ở thôn, UBND các xã đã chủ động hướng dẫn thôn chọn làm điểm xây dựng phương án ghép, lấy ý kiến của các ngành, tổ chức chính trị xã hội trong thôn rồi trình UBND xã xem xét, phê duyệt. Mức phụ cấp kiêm nhiệm và mức kinh phí hỗ trợ cho người nghỉ được thực hiện như đối với những người hoạt động KCT cấp xã.

Kết quả, sau khi triển khai phương án trên địa bàn huyện, cấp xã từ 14 chức danh hoạt động KCT giảm còn 9 chức danh; đối với thôn, tổ dân phố từ 12 chức danh hoạt độn KCT giảm còn 7 chức danh. Đến hết tháng 7.2016, 15/15 xã, thị trấn trong toàn huyện đã hoàn thành việc ghép các chức danh KCT cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Số lượng từ 1.821 cán bộ hoạt động KCT cấp xã, thôn, tổ dân phố giảm còn 1.081 người; trong đó, cấp xã, thị trấn từ 211 người hoạt động KCT giảm còn 136 người; đối với thôn, tổ dân phố từ 1.610 người hoạt động KCT giảm còn 945 người/135 thôn, tổ dân phố. Từ việc giảm đó, chất lượng cán bộ cũng được nâng lên; trong đó, cấp xã có 34 người trình độ chuyên môn đại học, 13 người trình độ cao đẳng, 49 người trình độ trung cấp, sơ cấp có 6 người, số còn lại không có chuyên môn là 34 người; trình độ chính trị, trung cấp có 24 người, sơ cấp 58 người. Đối với tổ dân phố có 4 người có trình độ đại học, cao đẳng có 7 người, 48 người trình độ trung cấp, 22 người trình độ sơ cấp; trình độ chính trị, 19 người trung cấp, 396 người sơ cấp...

Cùng với việc thực hiện hợp nhất các chức danh KCT cấp xã, thôn, tổ dân phố, mô hình hoạt động TKM gắn với tổ chức lại sản xuất cũng đạt được nhiều kết quả. Theo lãnh đạo huyện Quang Bình cho biết: Trên cơ sở 11 tiêu chí theo Phương án, cơ bản các xã được chọn làm thí điểm đã triển khai xây dựng theo đúng nội dung, kết hợp với các tiêu chí xây dựng MTM đảm bảo phù hợp với thực tế tại từng thôn. Kết quả trong năm 2015, thôn Hạ Thành, xã Bằng Lang đã thực hiện mô hình dồn điền, đổi thửa được 5,1 ha, với 31 hộ tham gia; năm 2016 thực hiện tại 2 thôn Hạ Thành và thôn Hạ có diện tích liền kề nhau được 4,3 ha, với 39 hộ tham gia; mô hình sản xuất hàng hóa chất lượng cao được 69 ha, mô hình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư; triển khai chương trình mạ khay áp dụng máy cấy vào sản xuất đối với diện tích dồn điền, đổi thửa và thực hiện mô hình thành lập HTX toàn thôn tại thôn Hạ Thành. Trong tháng 5.2017, tiếp tục thành lập tổ sản xuất lúa giống quy mô 5 ha liên kết sản xuất với Công ty TNHH An Đạt Thành. Thôn Bản Rịa, xã Bản Rịa thành lập được mô hình chăn nuôi trâu sinh sản, nuôi dê, lợn đen và thành lập tổ vay vốn mô hình đầu tư có thu hồi để tái đầu tư trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2017 dự kiến thành lập các tổ sản xuất chè và các gia trại chăn nuôi gia súc gắn với Nghị quyết 209 và chương trình khởi nghiệp. Thôn Trung Thành, xã Vĩ Thượng triển khai thành lập được tổ sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao là 15 ha. Thực hiện áp dụng mạ khay, máy cấy vào sản xuất là 10 ha; mô hình làm giảm chi phí đầu tư 1/3 khi chưa áp dụng, đồng thời tăng năng suất từ 2 – 3 tạ/ha. Năm 2017 dự kiến thành lập 1 tổ sản xuất cam để tham gia HTX trồng cam của xã và từ 2-3 gia trại chăn nuôi gia cầm quy mô 200 con trở lên. Thôn Xuân Mới, xã Xuân Giang triển khai mô hình dồn điền, đổi thửa với diện tích 1,4 ha, với 12 hộ tham gia; thành lập 1 tổ gieo mạ khay, tổ chức sản xuất được 1.840 khay, áp dụng máy cấy được 1,5 ha; thành lập được 1 tổ sản xuất lúa hàng hóa quy mô 12,65 ha với 20 hộ tham gia; thành lập được 1 mô hình “Ba an, bốn tự, năm cùng” ra mắt năm 2015, với 26 hộ tham gia, 1 tổ sản xuất cam theo quy trình sản xuất cam VietGap quy mô 10 ha. Năm 2017 tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất với diện tích quy hoạch 6,9 ha...

Có thể nói, việc triển khai thực hiện Phương án mô hình TKM gắn với tổ chức lại sản xuất của huyện Quang Bình trong thời gian qua đem lại nhiều kết quả tốt, điều đáng ghi nhận; đó là đội ngũ cán bộ KCT cấp xã, thôn, tổ dân phố của 15/15 xã, thị trấn sau khi được hợp nhất, bố trí, sắp xếp đã đi vào hoạt động ổn định, những người hoạt động KCT cấp xã, thôn, tổ dân phố đều có tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, tích cực bám, nắm cơ sở, giải quyết kịp thời các công việc, đạt được hiệu quả. Với những kết quả đó, hy vọng rằng trong thời gian tới đội ngũ này sẽ tiếp tục phát huy khả năng của mình để xây dựng xã, thôn, tổ dân phố ngày càng vững mạnh. 

Hiến Chương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Đảng viên gương mẫu đi đầu – nhân dân làm theo" ở Yên Minh

BHG - Đây là phương châm triển khai thực hiện phong trào thi đua chào mừng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2020 cũng như các ngày lễ lớn trong năm 2016. 

29/04/2017
Khai trương Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm nông sản Hà Giang

BHG - Chiều ngày 27.4, Văn phòng điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) phối hợp với Ban điều phối chương trình Giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tổ chức Khai trương Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm nông sản Hà Giang. Tham dự có đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng điều phối chương trình XDNTM, Ban điều phối chương trình CPRP; cùng đông đảo đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn.

28/04/2017
Nâng cao ý thức hội nhập qua giá trị nông sản

BHG- Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập từ cuối năm 2015, tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị phần xuất khẩu sang thị trường các nước trong khu vực. Tuy nhiên, muốn hiện thực hóa các cơ hội, từng doanh nghiệp, nông dân cần chủ động, linh hoạt nâng cao năng lực cạnh tranh nhiều mặt.

27/04/2017
Bắc Quang hướng đến quản lý bền vững tài nguyên rừng

BHG- Chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững (QLRBV) theo các tiêu chuẩn QLRBV của Hội đồng Quản trị rừng thế giới là việc làm chưa từng có trong tiền lệ của tỉnh. Song, từ năm 2016 đến nay, Bắc Quang là huyện tiên phong thực hiện việc làm này nhằm hướng đến mục tiêu QLRBV, góp phần đảm bảo lợi ích bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường cho con người ở thế hệ hiện tại và tương lai.

27/04/2017