Góp phần xây dựng nền kinh tế xanh

07:02, 06/04/2017

BHG- Khi nhân loại đứng trước thảm họa suy thoái môi trường thì vấn đề quản lý rừng, phục hồi môi trường rừng trở thành yêu cầu cấp bách. Bởi lâm nghiệp bền vững chính là “chìa khóa” góp phần đắc lực trong việc giảm thiểu tác hại của thiên tai, ứng phó tích cực với biến đổi khí hậu. Trong đó, Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất, nhập khẩu lâm nghiệp (CPCN&XNK) Hà Giang là một trong những đơn vị hạt nhân của tỉnh đã và đang có nhiều nỗ lực đóng góp cho tiến trình xây dựng một nền kinh tế xanh, vì sự phát triển bền vững.

Sau khi được cấp Chứng chỉ rừng (FSC), 140 ha keo của ông Đoàn Công Oánh (người bên phải), xã Đạo Đức – Vị Xuyên sẽ tăng thu 12 triệu đồng/ha so với rừng không có FSC.
Sau khi được cấp Chứng chỉ rừng (FSC), 140 ha keo của ông Đoàn Công Oánh (người bên phải), xã Đạo Đức – Vị Xuyên sẽ tăng thu 12 triệu đồng/ha so với rừng không có FSC.

Những năm qua, các nước thành viên ASEAN hướng tới việc thúc đẩy quản lý rừng bền vững (QLRBV). Điều này đồng nghĩa với việc đảm bảo các loại hàng hóa, dịch vụ từ rừng thỏa mãn nhu cầu hiện tại và tương lai. Nói cách khác, QLRBV phải đạt sự bền vững trên cả ba phương diện: Kinh tế, môi trường và xã hội. Đặc biệt, năm 2007 – 2008, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp ASEAN đã thông qua các chỉ số và tiêu chuẩn trong ASEAN (C&I) dùng để đánh giá QLRBV. Đây là công cụ giúp xác định xu hướng ngành Lâm nghiệp và ảnh hưởng của việc can thiệp vào hoạt động quản lý rừng theo thời gian. Và mục đích rõ ràng nhất của công cụ này chính là thúc đẩy thực tiễn quản lý rừng tiên tiến và phát triển nguồn tài nguyên rừng hiệu quả hơn, có lợi hơn cho sức khỏe con người. Mặt khác, kế hoạch hành động thúc đẩy thực thi và quản trị Luật Lâm nghiệp cũng được thông qua. Điều này đòi hỏi các nước thành viên ASEAN không ngừng thúc đẩy hoạt động QLRBV. Trên cơ sở đó, nhằm bảo vệ rừng và đảm bảo nguồn cung gỗ ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường mới đối với các sản phẩm lâm nghiệp bền vững; cải thiện đời sống của những người sống phụ thuộc vào lâm nghiệp và giảm tỷ lệ nghèo, đói trong khu vực...

Từ thực tiễn trên cho thấy, hợp tác về lâm nghiệp trong khối ASEAN những năm qua tập trung chủ yếu vào quá trình QLRBV. Điều này trở thành cơ hội và động lực kích thích các chủ rừng phấn đấu đạt Chứng chỉ rừng (FSC) theo tiêu chuẩn QLRBV của Hội đồng Quản trị rừng thế giới. Nắm bắt xu thế này, Công ty CPCN&XNK Hà Giang đã và đang có nhiều nỗ lực đóng góp cho tiến trình xây dựng một nền kinh tế xanh, hướng tới sự phát triển bền vững. Theo đó, từ năm 2016 đến nay, Công ty đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, người trồng rừng huyện Bắc Quang và Vị Xuyên xây dựng FSC để QLRBV. Riêng năm 2016, tại huyện Bắc Quang đã có 1.006,87 ha rừng được cấp FSC. Bước sang năm 2017, Công ty tiếp tục phối hợp với huyện Vị Xuyên, Bắc Quang xây dựng FSC và mở rộng phạm vi nhóm hộ tham gia xây dựng FSC với tổng diện tích rừng đạt từ 2.000 ha trở lên... Đặc biệt, sở hữu FSC này chính là việc chủ rừng được xác nhận bằng văn bản rằng: Sản phẩm sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trường xung quanh, nhất là không làm suy giảm tính đa dạng sinh học của rừng...

“Mặc dù, tham gia xây dựng FSC là việc làm chưa từng có trong tiền lệ. Hơn nữa, để được cấp FSC, đòi hỏi chủ rừng phải cam kết tuân thủ nghiêm 10 nguyên tắc và tiêu chí của QLRBV trong hoạt động quản lý, kinh doanh rừng. Song, trong bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay thì đây thực sự là cơ hội quý báu cho những người trồng rừng. Vì sản phẩm gỗ được cấp FSC có quyền lưu thông vào mọi thị trường quốc tế, sản phẩm có giá bán cao hơn so với gỗ không có FSC” - Chủ rừng Đoàn Công Oánh, xã Đạo Đức (Vị Xuyên) chia sẻ. Thực tế cho thấy, việc xây dựng FSC cho 135 ha rừng (chủ yếu là rừng keo) đang mở ra “cơ hội vàng” về kinh tế cho gia đình ông Oánh. Bởi sản phẩm từ rừng sau khi được Công ty CPCN&XNK Hà Giang thu mua có giá trị kinh tế cao hơn so với rừng chưa được cấp chứng chỉ lên đến 100 nghìn đồng/m3. Ông Oánh nhẩm tính: Bình quân 1 ha rừng của gia đình tôi cho trữ lượng khoảng 120 m3. Như vậy, chỉ với 1 ha rừng, gia đình tôi đã có thêm khoản tăng thu 12 triệu đồng so với những hộ trồng rừng không tham gia xây dựng FSC...

Hiện nay, việc xây dựng FSC tại tỉnh ta còn mang tính thí điểm bước đầu. Tiên phong trong công tác này mới chỉ có các Công ty Lâm nghiệp. Mặc dù phải đối diện với không ít khó khăn trong quá trình thực hiện, trong đó có 3 rào cản lớn: Tốn kém về kinh phí, khó khăn về kỹ thuật và chưa có đích đến cho thời gian thực hiện. Song, tin tưởng rằng, với sự chung tay của cả hệ thống chính trị và nhân dân, những cánh rừng nơi địa đầu Tổ quốc sẽ từng bước được cấp FSC để hướng đến hoạt động QLRBV, góp phần xây dựng hiệu quả nền kinh tế xanh...

THU PHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thanh toán tiền điện qua hệ thống Ngân hàng

BHG - Thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ ,Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn đã ký văn bản số 1010/UBND-KT, gửi các sở, ban, ngành, cơ quan, Ngân hàng nhà nước, Công ty Điện lực Hà Giang và các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc thanh toán tiền điện qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

30/03/2017
BCĐ Đổi mới và phát triển DNNN T.Ư làm việc tại tỉnh ta

BHG - Chiều 30.3, đoàn công tác Ban chỉ đạo (BCĐ) Đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) T.Ư do đồng chí Nguyễn Trọng Dũng, Phó Trưởng ban chuyên trách làm trưởng đoàn làm việc tại tỉnh ta, nhằm kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ. Dự buổi làm việc về phía tỉnh ta có đồng chí Hà Thị Minh Hạnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, doanh nghiệp (DN) hoạt động trên địa bàn tỉnh.

30/03/2017
Lợi nhuận từ nuôi cá chiên lồng

BHG - Tận dụng dòng nước sông Lô chảy qua, nhiều hộ dân trên địa bàn thị trấn (TT) Vĩnh Tuy (Bắc Quang) đã đầu tư và đưa mô hình nuôi cá chiên lồng để phát triển kinh tế. Đến nay, mô hình đang mang lại hiệu quả cao giúp nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

29/03/2017
Hội nghị trực tuyến sơ kết các mô hình phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn

BHG - Chiều 28.3, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố sơ kết các mô hình phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng chí Nguyễn Minh Tiến, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Chúng Thị Chiên, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. lãnh đạo một số sở, ban, ngành, hội, đoàn thể; tại các huyện, thành  phố có Thường trực Huyện ủy, UBND và một số phòng, ban chuyên môn. 

29/03/2017